Chủ rừng đặc dụng cần phải áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng để phát triển rừng đặc dụng hay không?
- Chủ rừng đặc dụng cần phải áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng để phát triển rừng đặc dụng hay không?
- Chủ rừng có được khai thác tận thu cây gỗ đã chết trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng hay không?
- Cơ quan Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như thế nào?
Chủ rừng đặc dụng cần phải áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng để phát triển rừng đặc dụng hay không?
Chủ rừng đặc dụng cần phải áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng để phát triển rừng đặc dụng hay không, căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định: "Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật."
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 46 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:
Phát triển rừng đặc dụng
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên, bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;
b) Phục hồi cấu trúc rừng tự nhiên; áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng, trồng loài cây bản địa trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng và phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng;
c) Cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.
2. Đối với khu bảo vệ cảnh quan, thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Duy trì diện tích rừng hiện có;
b) Áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng để nâng cao chất lượng rừng.
3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, thực hiện hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do chủ rừng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Đối với rừng giống quốc gia, thực hiện hoạt động để duy trì và phát triển rừng theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Đối với vườn thực vật quốc gia, thực hiện hoạt động sưu tập, chọn lọc, lưu giữ, gây trồng loài cây bản địa gắn với nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, tham quan du lịch.
Theo đó chủ rừng sẽ cần thực hiện hoạt động áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng để phát triển rừng đặc dụng và phân khu dịch vụ của rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia.
Chủ rừng đặc dụng cần phải áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng để phát triển rừng đặc dụng hay không? (Hình từ Internet)
Chủ rừng có được khai thác tận thu cây gỗ đã chết trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng hay không?
Chủ rừng có được khai thác tận thu cây gỗ đã chết trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng hay không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:
Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, được quy định như sau:
a) Không khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng;
b) Được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ; hành chính của rừng đặc dụng;
c) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...
Theo đó đối với vườn quốc gia thì chủ rừng không được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng.
Cơ quan Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như thế nào?
Cơ quan Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như thế nào, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 26 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:
Tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
1. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng được quy định như sau:
a) Thành lập ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích tập trung từ 3.000 ha trở lên.
Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có một hoặc nhiều khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích mỗi khu dưới 3.000 ha thì thành lập một ban quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn;
b) Tổ chức được giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia tự tổ chức quản lý khu rừng.
2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như sau:
a) Thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên;
b) Các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì giao cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa bàn để quản lý.
3. Việc tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
Theo đó các cơ quan sẽ tổ chức quản lý rừng phòng hộ quy định như sau:
+ Thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên;
+ Các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì giao cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa bàn để quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?