Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô được dùng vốn huy động để góp vốn vào tổ chức này không?
Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô có thể là cá nhân không?
Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:
Chủ sở hữu, thành viên sáng lập tổ chức tài chính vi mô
1. Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có chương trình, dự án tài chính vi mô được chuyển đổi theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ;
b) Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;
c) Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam.
...
Theo đó, chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng những điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 nêu trên.
Trong đó có điều kiện chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có chương trình, dự án tài chính vi mô được chuyển đổi theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.
Do đó, cá nhân không thể trở thành sở hữu của tổ chức tài chính vi mô.
Tổ chức tài chính vi mô (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô được dùng vốn huy động để góp vốn vào tổ chức này không?
Việc chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô được dùng vốn huy động để góp vốn vào tổ chức này không, theo quy định tại Điều 27 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:
Vốn điều lệ
1. Vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô là vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc vốn đã được các thành viên góp vốn thực góp và được ghi vào Điều lệ.
2. Việc thay đổi vốn điều lệ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
3. Chủ sở hữu, thành viên góp vốn không được dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay dưới bất kỳ hình thức nào để góp vốn vào tổ chức tài chính vi mô và phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
Theo quy định trên, chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô không được dùng vốn huy động để góp vốn vào tổ chức tài chính vi mô và phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện những hoạt động huy động vốn nào?
Những hoạt động huy động vốn mà tổ chức tài chính vi mô được thực hiện quy định tại Điều 32 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:
Nội dung hoạt động
1. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau:
a) Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
(i) Tiết kiệm bắt buộc;
(ii) Tiền gửi tự nguyện;
b) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô và khách hàng khác để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
4. Tổ chức tài chính vi mô phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô trong tổng dư nợ cho vay tối thiểu 90%.
5. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô không được vượt quá 50 (năm mươi) triệu đồng.
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng khác không được vượt quá 100 (một trăm) triệu đồng.
6. Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
7. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác sau:
a) Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn;
b) Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô;
c) Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;
d) Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được thực hiện những hoạt động huy động vốn sau:
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau:
+ Tiết kiệm bắt buộc.
+ Tiền gửi tự nguyện.
- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?