Chủ sở hữu thực hiện giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích gì? Chủ sở hữu thực hiện giám sát những nội dung nào của doanh nghiệp nhà nước?
Chủ sở hữu thực hiện giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 224/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về giám sát của chủ sở hữu như sau:
Giám sát của chủ sở hữu:
…
2. Mục đích giám sát
Chủ sở hữu thực hiện giám sát thường xuyên, có hệ thống các hoạt động và quản lý tài chính của doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời, đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại của doanh nghiệp và có giải pháp khắc phục, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sử dựng vốn của doanh nghiệp.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chủ sở hữu thực hiện giám sát các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích để nắm bắt kịp thời, đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại của doanh nghiệp và có giải pháp khắc phục, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sử dựng vốn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu thực hiện giám sát những nội dung nào của doanh nghiệp nhà nước?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 224/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về giám sát của chủ sở hữu như sau:
Giám sát của chủ sở hữu:
…
3. Nội dung giám sát
a) Việc tổ chức hoạt động kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ quản lý của Hội đồng quản trị, điều hành của Ban giám đốc Công ty nhà nước; Ban giám đốc Công ty thành viên; người được uỷ quyền đại diện chủ sở hữu hoặc đại diện phần vốn của Công ty nhà nước tại doanh nghiệp khác;
b) Việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ được giao, chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm và dài hạn của Công ty nhà nước; xem xét tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của Công ty nhà nước và khả năng thanh toán nợ của Công ty nhà nước;
c) Việc chấp hành các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Điều lệ của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu liên quan đến quyền chủ sở hữu đối với hoạt động của doanh nghiệp;
d) Tình hình quản lý, sử dụng vốn; phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của Công ty nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ sở hữu thực hiện giám sát doanh nghiệp nhà nước qua những nội dung sau:
- Việc tổ chức hoạt động kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ quản lý của Hội đồng quản trị, điều hành của Ban giám đốc Công ty nhà nước; Ban giám đốc Công ty thành viên; người được uỷ quyền đại diện chủ sở hữu hoặc đại diện phần vốn của Công ty nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ được giao, chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm và dài hạn của Công ty nhà nước; xem xét tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của Công ty nhà nước và khả năng thanh toán nợ của Công ty nhà nước;
- Việc chấp hành các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Điều lệ của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu liên quan đến quyền chủ sở hữu đối với hoạt động của doanh nghiệp;
- Tình hình quản lý, sử dụng vốn; phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của Công ty nhà nước.
Chủ sở hữu trong hoạt động giám sát doanh nghiệp nhà nước có quyền và nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 224/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của chủ sở hữu trong hoạt động giám sát như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ sở hữu trong hoạt động giám sát
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ sở hữu đối với Công ty nhà nước, Công ty thành viên
Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm:
a) Ban hành Quy chế tổ chức kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo thẩm quyền;
b) Tổ chức giám sát chặt chẽ, thường xuyên từng doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình nhằm phát hiện kịp thời những tồn tại và khó khăn của doanh nghiệp để chỉ đạo doanh nghiệp tìm giải pháp hoặc có giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục;
c) Yêu cầu doanh nghiệp nộp đầy đủ, kịp thời các kế hoạch, báo cáo định kỳ và các báo cáo đột xuất để nghiên cứu, phân tích, tổng hợp phục vụ cho việc giám sát;
d) Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất khi cần thiết. Việc kiểm tra được thực hiện theo chuyên đề hoặc toàn diện hoạt động của doanh nghiệp và theo đúng quy trình kiểm tra do pháp luật quy định;
đ) Đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận về những nội dung giám sát; yêu cầu doanh nghiệp đưa ra các giải pháp hoặc thực hiện các giải pháp khắc phục theo kết luận giám sát;
e) Hàng năm tổ chức phân tích, đánh giá toàn diện hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời, tổng hợp kết quả đánh giá doanh nghiệp báo cáo cơ quan chức năng của Nhà nước có liên quan. Bộ Tài chính quy định chế độ báo cáo này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chủ sở hữu trong hoạt động giám sát doanh nghiệp nhà nước có quyền và nhiệm vụ như sau:
- Ban hành Quy chế tổ chức kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo thẩm quyền;
- Tổ chức giám sát chặt chẽ, thường xuyên từng doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình nhằm phát hiện kịp thời những tồn tại và khó khăn của doanh nghiệp để chỉ đạo doanh nghiệp tìm giải pháp hoặc có giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục;
- Yêu cầu doanh nghiệp nộp đầy đủ, kịp thời các kế hoạch, báo cáo định kỳ và các báo cáo đột xuất để nghiên cứu, phân tích, tổng hợp phục vụ cho việc giám sát;
- Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất khi cần thiết. Việc kiểm tra được thực hiện theo chuyên đề hoặc toàn diện hoạt động của doanh nghiệp và theo đúng quy trình kiểm tra do pháp luật quy định;
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận về những nội dung giám sát; yêu cầu doanh nghiệp đưa ra các giải pháp hoặc thực hiện các giải pháp khắc phục theo kết luận giám sát;
- Hàng năm tổ chức phân tích, đánh giá toàn diện hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời, tổng hợp kết quả đánh giá doanh nghiệp báo cáo cơ quan chức năng của Nhà nước có liên quan. Bộ Tài chính quy định chế độ báo cáo này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?