Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có quyền quyết định phiên họp bất thường, đột xuất khi nào?
Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia quyết định phiên họp bất thường, đột xuất khi nào?
Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia quyết định phiên họp bất thường, đột xuất theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Quyết định 1522/QĐ-TTg năm 2020 như sau:
Nguyên tắc và phương thức làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng hoạt động theo kế hoạch hằng năm do Chủ tịch Hội đồng quyết định phê duyệt.
2. Tập thể, công khai, dân chủ tại các phiên họp để quyết nghị những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng.
3. Quyết nghị của Hội đồng được biểu quyết bằng cách bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết công khai và phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt tán thành; đồng thời, các ý kiến khác cũng phải được ghi nhận đầy đủ trong biên bản của phiên họp Hội đồng.
4. Các thành viên Hội đồng tham gia các hoạt động của Hội đồng với tư cách cá nhân nhà khoa học, không đại diện cho cơ quan hoặc tổ chức nơi mình làm việc. Các đề xuất của các thành viên Hội đồng phải khách quan và trung thực; không nhân danh Ủy viên Hội đồng để tuyên truyền những thông tin, chủ trương khác với chủ trương chính sách của Nhà nước và kết luận thống nhất chung của Hội đồng.
5. Các phiên họp của Hội đồng chỉ tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng dự họp (tỷ lệ 2/3 được tính bao gồm cả các thành viên vắng mặt có lý do nhưng có ý kiến góp ý bằng văn bản gửi đến Hội đồng trước phiên họp).
6. Hội đồng họp toàn thể định kỳ 6 tháng một lần, họp chuyên đề 3 tháng một lần. Khi cần thiết, có thể triệu tập các phiên họp bất thường, đột xuất do Chủ tịch Hội đồng quyết định hoặc đề nghị của trên 1/2 tổng số thành viên của Hội đồng.
7. Các cuộc họp định kỳ, chuyên đề hoặc đột xuất của Hội đồng, Thường trực Hội đồng có thể được tiến hành theo các hình thức: Họp trực tiếp, họp qua mạng hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
8. Đối với chủ trương và chính sách quan trọng về lĩnh vực di sản văn hóa hoặc tùy theo nội dung của phiên họp, Chủ tịch Hội đồng quyết định việc mở rộng thành phần mời họp Hội đồng. Các đại biểu khách mời mở rộng không tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội đồng.
9. Trong một số trường hợp cụ thể Chủ tịch Hội đồng có thể lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng bằng văn bản trực tiếp hoặc qua thư điện tử, sau đó báo cáo lại tại phiên họp thường kỳ Hội đồng mà không cần triệu tập họp Hội đồng.
10. Hằng năm, Hội đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện chương trình hoạt động của Hội đồng và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ những vấn đề cần tập trung chỉ đạo, giải quyết.
Theo quy định trên, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia họp toàn thể định kỳ 6 tháng một lần, họp chuyên đề 3 tháng một lần.
Khi cần thiết, có thể triệu tập các phiên họp bất thường, đột xuất do Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia quyết định hoặc đề nghị của trên 1/2 tổng số thành viên của Hội đồng.
Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định 1522/QĐ-TTg năm 2020 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng
...
2. Chủ tịch Hội đồng
a) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nội dung và hiệu quả hoạt động của Hội đồng;
b) Đề xuất danh sách thành viên Hội đồng, xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt;
c) Chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội đồng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
d) Chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung, đề xuất các vấn đề đưa ra thảo luận và xin ý kiến tại Hội đồng;
đ) Quyết định thành lập các nhóm ngành chuyên môn gồm các thành viên Hội đồng và thành viên mời (nếu cần) phù hợp với chương trình hoạt động nhiệm kỳ của Hội đồng;
e) Triệu tập, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng; xử lý các đề xuất, kiến nghị của thành viên Hội đồng theo thẩm quyền;
g) Phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm, quyền hạn của các Ủy viên Hội đồng;
h) Tham gia các hoạt động của Hội đồng với tư cách thành viên Hội đồng.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nội dung và hiệu quả hoạt động của Hội đồng; Đồng thời, có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định cụ thể trên.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia do Chủ tịch Hội đồng quyết định đúng không?
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia được quy định tại khoản 7 Điều 4 Quyết định 1522/QĐ-TTg năm 2020 như sau:
Cơ cấu tổ chức Hội đồng
...
7. Hội đồng có cơ quan giúp việc là Văn phòng Hội đồng đặt tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Ủy viên thường trực Hội đồng chỉ đạo trực tiếp. Văn phòng Hội đồng sử dụng công chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
Theo quy định trên, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có cơ quan giúp việc là Văn phòng Hội đồng đặt tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Ủy viên thường trực Hội đồng chỉ đạo trực tiếp.
Văn phòng Hội đồng sử dụng công chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?