Chủ tịch Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt là ai và Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm như thế nào?

Chủ tịch Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt là ai? Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt quốc gia gồm những ai? Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm như thế nào? Thắc mắc đến từ bạn T.L ở Long Thành. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn!

Chủ tịch Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt là ai?

Chủ tịch Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt được giải thích theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT cụ thể:

Chủ tịch Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt là người chủ trì phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

Theo đó, Chủ tịch Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt là người chủ trì phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt

Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt (Hình từ Internet)

Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm như thế nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt như sau:

Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
...
4. Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này.

Cụ thể Điều 38 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Trách nhiệm của Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
1. Thực hiện các nội dung thuộc nghĩa vụ và trách nhiệm của Hội đồng theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
2. Thu thập số liệu, dữ liệu, tài liệu liên quan đến sự cố, tai nạn giao thông đường sắt; phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.
3. Phối hợp với cơ quan công an trong việc điều tra, xác minh, giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.
4. Đảm bảo tính trung thực, chính xác, minh bạch, nhanh chóng trong phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.
6. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm báo cáo kết quả phân tích vụ sự cố, tai nạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 của Thông tư này.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do người thành lập Hội đồng quy định.

Như vậy, Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm như trên.

Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt quốc gia gồm những ai?

Thành phần Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt quốc gia quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT như sau:

Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
...
3. Thành phần Hội đồng phân tích:
a) Đối với đường sắt quốc gia:
Lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng (đối với vụ tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng);
Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc Chủ tịch Hội đồng đối với các vụ tai nạn (trừ trường hợp xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng);
Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
Doanh nghiệp đường sắt khác có liên quan;
Tổ chức, cá nhân khác có liên quan do người quyết định thành lập Hội đồng quyết định tùy theo nguyên nhân, mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra;
Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng trên đường sắt quốc gia có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, Cục Đường sắt Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập Hội đồng phân tích tai nạn.
b) Đối với đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng: Tùy theo sự cố, tai nạn xảy ra trên đường sắt, Hội đồng phân tích gồm các thành phần tương ứng nêu tại điểm b, điểm c Khoản 5 Điều 5 của Thông tư này. Trong trường hợp cần thiết mời các chuyên gia của các chuyên ngành có liên quan đến an toàn giao thông đường sắt tham gia Hội đồng phân tích.
...

Theo đó, Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gồm có những thành viên sau đây:

- Lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng (đối với vụ tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng);

- Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc Chủ tịch Hội đồng đối với các vụ tai nạn (trừ trường hợp xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng);

- Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

- Doanh nghiệp đường sắt khác có liên quan;

- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan do người quyết định thành lập Hội đồng quyết định tùy theo nguyên nhân, mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra;

- Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng trên đường sắt quốc gia có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, Cục Đường sắt Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập Hội đồng phân tích tai nạn.

Giao thông đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đóng đường bằng máy thẻ đường trong giao thông đường sắt
Pháp luật
8 nội dung kiểm tra kiểm soát giao thông đường sắt từ ngày 01/01/2025 theo Thông tư 63 2024?
Pháp luật
Thông tư 63 2024 quy định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông?
Pháp luật
Doanh nghiệp không có biện pháp đảm bảo an toàn cho hành khách tại những ga có ke ga chưa nâng cấp bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Ai có quyền xác định ranh giới đất dành cho đường sắt? Hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt gồm những loại hồ sơ gì?
Pháp luật
Có được đi vào đường ray xe lửa để chụp ảnh hay không? Người có hành vi đi vào đường ray xe lửa để chụp ảnh có thể bị xử phạt đến 500 nghìn đồng?
Pháp luật
Tàu hỏa khi tham gia giao thông đường sắt cần những loại giấy tờ nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo bệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt gồm những gì?
Pháp luật
Vé hành khách theo hình thức vé cứng của tàu trên đường sắt quốc gia thì phải đảm bảo các điều kiện gì để hợp lệ?
Pháp luật
Người mua vé hành khách theo hình thức vé điện tử của tàu trên đường sắt quốc gia phải cung cấp những thông tin gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường sắt
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
868 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào