Chủ tịch Hội đồng soạn thảo đề thi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là ai? Có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Hội đồng soạn thảo đề thi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được thành lập có cơ cấu và thành phần như thế nào? Chủ tịch Hội đồng là ai?
- Hội đồng soạn thảo đề thi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia làm việc theo nguyên tắc gì?
- Chủ tịch Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Hội đồng soạn thảo đề thi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được thành lập có cơ cấu và thành phần như thế nào? Chủ tịch Hội đồng là ai?
Cơ cấu và thành phần của Hội đồng ra đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia được quy định theo khoản 2 Điều 17 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục QLCL;
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Trưởng Phòng Quản lý thi Cục QLCL, lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học;
- Ủy viên, Thư ký: Công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và các cơ sở giáo dục đại học, trường trung học phổ thông; trong đó, Ủy viên thường trực là công chức Cục QLCL;
- Mỗi môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi. Người soạn thảo đề thi và phản biện đề thi thuộc các đối tượng sau: công chức, viên chức, nghiên cứu viên, giảng viên cơ hữu, giáo viên cơ hữu đang công tác tại các cơ sở giáo dục đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Quy chế này; trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét quyết định. Trong năm tổ chức thi, người có học sinh do mình trực tiếp dạy trên lớp tham gia kỳ thi hoặc chủ trì/phụ trách bồi dưỡng đội tuyển của đơn vị dự thi không được tham gia Tổ ra đề thi;
- Lực lượng công an do Bộ Công an điều động; cán bộ, kỹ thuật viên do Ban Cơ yếu Chính phủ điều động;
- Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ do Bộ GDĐT điều động.
Trước đây, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông, gọi tắt là kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia theo quy định tại Điều 3 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023).
Hội đồng soạn thảo đề thi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được thành lập có cơ cấu và thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng soạn thảo đề thi
1. Hội đồng soạn thảo đề thi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập.
2. Cơ cấu và thành phần của Hội đồng soạn thảo đề thi:
a) Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng hoặc lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học hoặc Trưởng phòng Quản lý thi, Cục Quản lý chất lượng;
c) Thư ký: chuyên viên Cục Quản lý chất lượng;
d) Mỗi môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng, các ủy viên soạn thảo đề thi và các ủy viên phản biện đề thi. Thành viên của các Tổ ra đề thi là các chuyên gia khoa học, nghiên cứu viên, chuyên viên, giảng viên đại học, giáo viên giỏi cấp trung học phổ thông đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Quy chế này; ngoài ra, các giáo viên giỏi cấp trung học phổ thông tham gia Hội đồng soạn thảo đề thi phải là người thuộc biên chế của trường trung học phổ thông chuyên và không có học sinh dự thi tại năm tham gia Hội đồng soạn thảo đề thi;
đ) Công an, bảo vệ, nhân viên phục vụ: cán bộ bảo vệ an ninh văn hóa tư tưởng, bảo vệ cơ quan, người làm công tác phục vụ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị hữu quan điều động.
...
Theo quy định trên, Hội đồng soạn thảo đề thi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập.
Cơ cấu và thành phần của Hội đồng soạn thảo đề thi như sau:
- Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng;
- Phó Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng hoặc lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học hoặc Trưởng phòng Quản lý thi, Cục Quản lý chất lượng;
- Thư ký: chuyên viên Cục Quản lý chất lượng;
- Mỗi môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng, các ủy viên soạn thảo đề thi và các ủy viên phản biện đề thi.
Thành viên của các Tổ ra đề thi là các chuyên gia khoa học, nghiên cứu viên, chuyên viên, giảng viên đại học, giáo viên giỏi cấp trung học phổ thông đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Quy chế này;
Ngoài ra, các giáo viên giỏi cấp trung học phổ thông tham gia Hội đồng soạn thảo đề thi phải là người thuộc biên chế của trường trung học phổ thông chuyên và không có học sinh dự thi tại năm tham gia Hội đồng soạn thảo đề thi;
- Công an, bảo vệ, nhân viên phục vụ: cán bộ bảo vệ an ninh văn hóa tư tưởng, bảo vệ cơ quan, người làm công tác phục vụ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị hữu quan điều động.
Hội đồng soạn thảo đề thi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (Hình từ Internet)
Hội đồng soạn thảo đề thi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia làm việc theo nguyên tắc gì?
Hội đồng soạn thảo đề thi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia làm việc theo nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 17 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
- Hội đồng làm việc tập trung theo nguyên tắc cách ly triệt để từ khi mở đề thi đề xuất đến hết thời gian của buổi thi cuối cùng của kỳ thi; các Tổ ra đề thi và các thành viên khác làm việc độc lập và trực tiếp với lãnh đạo Hội đồng;
- Mỗi thành viên của Hội đồng phải chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung của đề thi và bảo đảm bí mật, an toàn đề thi theo đúng chức trách của minh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Trước đây, hội đồng soạn thảo đề thi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia làm việc theo nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 19 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Hội đồng soạn thảo đề thi
...
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng soạn thảo đề thi:
a) Hội đồng làm việc tập trung theo nguyên tắc cách ly triệt để từ khi mở đề thi đề xuất đến hết thời gian của buổi thi cuối cùng của kỳ thi; danh sách Hội đồng soạn thảo đề thi phải được giữ bí mật tuyệt đối;
b) Các Tổ ra đề thi và các thành viên khác làm việc độc lập và trực tiếp với lãnh đạo Hội đồng;
c) Mỗi thành viên của Hội đồng phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, về việc đảm bảo bí mật, an toàn của đề thi theo chức trách của mình.
...
Theo đó, Hội đồng soạn thảo đề thi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia làm việc tập trung theo nguyên tắc cách ly triệt để từ khi mở đề thi đề xuất đến hết thời gian của buổi thi cuối cùng của kỳ thi; danh sách Hội đồng soạn thảo đề thi phải được giữ bí mật tuyệt đối;
Các Tổ ra đề thi và các thành viên khác làm việc độc lập và trực tiếp với lãnh đạo Hội đồng;
Mỗi thành viên của Hội đồng phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, về việc đảm bảo bí mật, an toàn của đề thi theo chức trách của mình.
Chủ tịch Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Chủ tịch Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 5 Điều 17 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Hội đồng ra đề thi
...
5. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng ra đề thi:
a) Chủ tịch Hội đồng: Điều hành toàn bộ công việc của Hội đồng; ban hành quy định làm việc, phân công công việc cho các thành viên của Hội đồng; cùng các thành viên được phân công đọc, soát đề thi và yêu cầu chỉnh, sửa đề thi khi cần thiết; ký duyệt các đề thi chính thức và đề thi dự bị, hướng dẫn chấm thi của đề thi chính thức và đề thi dự bị; bàn giao các tệp tin chứa đề thi chính thức đã được mã hóa; trong trường hợp cần thiết, tổ chức in sao, đóng gói, niêm phong đề thi và bàn giao đề thi để chuyển đến các Hội đồng coi thi; xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý sự cố về đề thi; xem xét, quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên trong Hội đồng;
...
h) Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ GDĐT và trước pháp luật về việc thực hiện các công việc được giao; các thành viên khác của Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Trước đây, chủ tịch Hội đồng soạn thảo đề thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 19 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Hội đồng soạn thảo đề thi
...
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi:
a) Chủ tịch Hội đồng:
- Điều hành toàn bộ công việc của Hội đồng;
- Cùng các thành viên được phân công đọc, soát đề thi và yêu cầu chỉnh, sửa đề thi khi cần thiết;
- Ký duyệt các đề thi chính thức và đề thi dự bị, hướng dẫn chấm thi của đề thi chính thức và đề thi dự bị;
- Tổ chức in, sao, đóng gói, niêm phong đề thi và bàn giao đề thi để chuyển đến các Hội đồng coi thi;
- Xem xét, quyết định phương án xử lý sự cố về đề thi được quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy chế này;
- Xem xét, quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên trong Hội đồng.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng trong công tác điều hành theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?