Chủ tịch Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp làm việc dưới sự điều hành của ai?
Chủ tịch Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 42/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định
1. Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định:
a) Có bằng Thạc sỹ hoặc tương đương trở lên về ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung chuyên môn của dự thảo đề cương chi tiết, dự thảo giáo trình dự kiến sẽ được thẩm định.
b) Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc trong quản lý, nghiên cứu giáo dục TCCN hoặc giáo dục đại học;
c) Đã ít nhất là thành viên một Hội đồng thẩm định giáo trình cấp trường trở lên hoặc ít nhất đã là thành viên một Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
...
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Có bằng Thạc sỹ hoặc tương đương trở lên về ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung chuyên môn của dự thảo đề cương chi tiết, dự thảo giáo trình dự kiến sẽ được thẩm định.
- Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc trong quản lý, nghiên cứu giáo dục TCCN hoặc giáo dục đại học;
- Đã ít nhất là thành viên một Hội đồng thẩm định giáo trình cấp trường trở lên hoặc ít nhất đã là thành viên một Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định giáo trình (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 42/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng thẩm định
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định:
a) Tổ chức Hội đồng thẩm định thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 12 của Quy định này, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.
b) Chuẩn bị nội dung và điều hành họp thẩm định;
...
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên.
Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp làm việc dưới sự điều hành của ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 42/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc và phương thức làm việc của Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng thẩm định theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo tính khách quan và minh bạch, biểu quyết phiếu theo đa số.
2. Phiên họp của Hội đồng thẩm định phải đảm bảo có mặt ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng và phải có mặt của Chủ tịch, ủy viên thư ký, ít nhất một ủy viên phản biện.
3. Trường hợp ủy viên Hội đồng thẩm định (không phải là ủy viên thư ký, một trong hai ủy viên phản biện) vắng mặt có lý do chính đáng và có ý kiến bằng văn bản gửi Hội đồng thẩm định thì được coi là ý kiến chính thức của ủy viên đó trong phiên họp.
4. Việc thẩm định dự thảo đề cương chi tiết hoặc dự thảo giáo trình được kết luận theo 3 mức: Đạt yêu cầu và đề nghị Bộ trưởng phê duyệt; đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa lại trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt, không phải tiếp tục tổ chức họp Hội đồng thẩm định để thông qua; chưa đạt yêu cầu, phải chỉnh sửa, hoàn thiện và phải tiếp tục tổ chức họp Hội đồng thẩm định để thông qua.
5. Hội đồng thẩm định thông qua kết quả thẩm định bằng biểu quyết với ít nhất hai phần ba số phiếu thẩm định (kể cả phiếu đánh giá của ủy viên vắng mặt có lý do chính đáng) có kết luận từ mức độ: Đạt yêu cầu trở lên thì dự thảo đề cương chi tiết, dự thảo giáo trình mới được thông qua.
6. Biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định phải có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng. Những ý kiến khác với ý kiến chính thức của Hội đồng được bảo lưu, ghi trong biên bản họp thẩm định và trình Bộ trưởng xem xét quyết định.
7. Việc công bố các ý kiến chính thức của Hội đồng thẩm định và các ý kiến chính thức khác liên quan đến việc biên soạn, thẩm định dự thảo đề cương chi tiết, dự thảo giáo trình do Bộ trưởng quyết định.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo tính khách quan và minh bạch, biểu quyết phiếu theo đa số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?