Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên tự ý rút vốn góp của mình ra khỏi công ty thì bị xử lý như thế nào?
- Khi góp vốn vào thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thì tài sản góp vốn còn thuộc quyền sử hữu của cá nhân không?
- Thành viên của Hội đồng thành viên có được rút vốn góp của mình ra khỏi công ty hay không?
- Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên tự ý rút vốn góp của mình ra khỏi công ty thì bị xử lý như thế nào?
Khi góp vốn vào thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thì tài sản góp vốn còn thuộc quyền sử hữu của cá nhân không?
Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn như sau:
"Điều 35. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
...
3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
..."
Theo quy định của pháp luật thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên khi góp vốn phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.
Khi đó, tài sản góp vốn được chuyển quyền sở hữu từ cá nhân thành tài sản chung của Công ty. Việc góp vốn chỉ được xem là hoàn tất khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên tự ý rút vốn góp của mình ra khỏi công ty thì bị xử lý như thế nào?
Thành viên của Hội đồng thành viên có được rút vốn góp của mình ra khỏi công ty hay không?
Căn cứ Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022) quy định về nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên như sau:
“Điều 50. Nghĩa vụ của thành viên công ty
1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 của Luật này.
2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật này.
3. Tuân thủ Điều lệ công ty.
4. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
a) Vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này."
Theo đó, thành viên Hội đồng thành viên không được tự ý rút vốn góp của mình dưới mọi hình thức trừ các trường hợp theo Luật quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020.
Như vậy, ông A đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên là một thành viên trong hội đồng. Việc ông A tự ý rút vốn góp của công ty đã vi phạm pháp luật.
Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên tự ý rút vốn góp của mình ra khỏi công ty thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội tham ô tài sản như sau:
"Điều 353. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này."
Theo thông tin bạn cung cấp, ông A hiện đang là Chủ tịch hội đồng thành viên của công ty, đồng thời là người đại diện theo pháp luật với số vốn 60% của 7 tỷ đồng, tức ông A đã góp 4 tỷ 200 triệu đồng.
Tài sản khi góp vốn thành lập công ty thì sẽ chuyển quyền cho công ty trở thành tài sản chung nên không được rút vốn góp dưới mọi hình thức.
Tuy nhiên, ông A đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi rút vốn góp từ tài khoản của công ty 5 tỷ đồng rồi bỏ trốn là hành vi chiếm đoạt trái phép tài sản của Công ty.
Theo quy định thì người chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị phạt 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình, tùy theo mức độ vi phạm của mình.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?