Chủ tịch Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp do ai giữ chức vụ? Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp?
Chủ tịch Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp do ai giữ chức vụ?
Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán trung cấp (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp (sau đây gọi tắt là Hội đồng) gồm: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.
Danh sách cụ thể của Hội đồng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Việc thay đổi các ủy viên Hội đồng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định sau khi có đề nghị của cơ quan mà ủy viên đó đại diện.
Căn cứ trên quy định Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp bao gồm:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch;
- 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.
Danh sách cụ thể của Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán trung cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Việc thay đổi các ủy viên Hội đồng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định sau khi có đề nghị của cơ quan mà ủy viên đó đại diện.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giữ chức vụ.
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp là gì?
Theo Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/TT-TANDTC quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
1. Chỉ đạo, điều hành công việc của Hội đồng;
2. Phân công nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho các Ủy viên của Hội đồng;
3. Triệu tập các thành viên tham gia cuộc họp của Hội đồng;
4. Quyết định cấp Giấy chứng nhận trúng tuyển cho người dự thi;
5. Quyết định nội dung, thời gian tiến hành phiên họp;
6. Quyết định những vấn đề khác.
Căn cứ trên quy định Chủ tịch Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Chỉ đạo, điều hành công việc của Hội đồng;
- Phân công nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho các Ủy viên của Hội đồng;
- Triệu tập các thành viên tham gia cuộc họp của Hội đồng;
- Quyết định cấp Giấy chứng nhận trúng tuyển cho người dự thi;
- Quyết định nội dung, thời gian tiến hành phiên họp;
- Quyết định những vấn đề khác.
Chủ tịch Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp có bắt buộc tham dự đầy đủ các kỳ họp của Hội đồng hay không?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
Phiên họp của Hội đồng
1. Hội đồng họp tối thiểu 02 kỳ họp cho mỗi kỳ thi (trước và sau khi tổ chức thi). Ngoài ra, xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có quyền triệu tập họp đột xuất. Các kỳ họp phải có đủ thành viên của Hội đồng, trừ trường hợp Chủ tịch Hội đồng ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng.
2. Phiên họp của Hội đồng thảo luận và quyết định những nội dung sau:
a) Quyết định các kỳ thi trong năm, thời gian, địa điểm tổ chức thi, nội dung các môn thi;
b) Phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng hoặc ôn tập của Học viện Tòa án đối với người dự thi;
c) Quyết định việc ủy quyền cho Học viện Tòa án mở lớp đào tạo, bồi dưỡng hoặc ôn tập và tổ chức thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán;
d) Quy định các điều kiện cụ thể về đối tượng dự thi đối với mỗi kỳ thi;
đ) Duyệt danh sách những người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện dự thi;
e) Công bố danh sách những người trúng tuyển sau khi có kết quả thi do Hội đồng thi của Học viện Tòa án tổ chức;
g) Quyết định những vấn đề khác theo quy định.
Căn cứ trên quy định khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có quyền triệu tập họp đột xuất. Các kỳ họp phải có đủ thành viên của Hội đồng, trừ trường hợp Chủ tịch Hội đồng ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp không bắt buộc tham dự đầy đủ các kỳ họp của Hội đồng mà có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng tham dự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?