Chủ tịch nước cần phải đảm bảo điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm, giới thiệu như thế nào? Chủ tịch nước có phải là người thay mặt tham gia công tác đối ngoại hay không?
Chủ tịch nước cần phải đảm bảo điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm, giới thiệu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.5 Mục 1 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
1. Tiêu chuẩn chung
...
1.5. Sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
...
Bên cạnh đó, tại Hướng dẫn 06-HD/BTCTW năm 2021 về tuổi bổ nhiệm giới thiệu cán bộ ứng cử như sau:
1 - Thống nhất lấy tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 vị Nghị định số 135/2020/NĐ-CP , ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu để làm căn cứ xác định điều kiện về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Thời điểm tính và cách tính tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử như sau:
1.1- Thời điểm tính: Là thời điểm cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có thẩm quyền (Ban Tổ chức Trung ương đối với trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý1; ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, vụ tổ chức cán bộ...đối với trường hợp không thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý) nhận được tờ trình và hồ sơ nhân sự theo quy định.
1.2- Cách tính: Lấy tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ trừ đi tuổi của cán bộ tại thời điểm được đề nghị bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lần đầu vào vị trí lãnh đạo, quản lý nếu còn đủ 5 năm (60 tháng) trở lên thì đủ điều kiện về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (chức vụ có thời hạn bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử là 5 năm).
Ví dụ: Nam sinh tháng 02/1965, theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thì tuổi nghỉ hưu là 61 tuổi 6 tháng, thời điểm tháng 8/2021 tuổi của cán bộ là 56 tuổi 6 tháng (61 tuổi 6 tháng - 56 tuổi 6 tháng = 5 năm); như vậy, đến thời điểm tháng 8/2021 đủ tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lần đầu. Nữ sinh tháng 8/1969, theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thì tuổi nghỉ hưu là 57 tuổi, thời điểm tháng 8/2021 tuổi của cán bộ là 52 tuổi (57 tuổi - 52 tuổi = 5 năm); như vậy, đến thời điểm tháng 8/2021 đủ tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lần đầu.
Theo đó, có thể thấy rằng Chủ tịch nước được bầu có độ tuổi trẻ nhất sẽ phải đảm bảo về tiêu chuẩn độ tuổi thì phải bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng.
Mà độ tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử sẽ được xem xét theo hướng dẫn tại Hướng dẫn 06-HD/BTCTW năm 2021 về tuổi bổ nhiệm giới thiệu cán bộ ứng cử như quy định trên.
Ví dụ: Nếu đồng chí V.V.T (12/1970) được bổ nhiệm thì theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thì tuổi nghỉ hưu là 62 tuổi. Tính thời điểm tháng 3/2023 tuổi của cán bộ là 53 tuổi 3 tháng. Vậy (62 tuổi - 53 tuổi 3 tháng) = 8 năm 9 tháng. Như vậy, đến thời điểm tháng 3/2023 thì đồng chí này đủ tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lần đầu.
Bầu Chủ tịch nước (Hình từ Internet)
Chủ tịch nước sẽ có những tiêu chuẩn riêng biệt ra sao?
Theo tiểu mục 2.4 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
...
2.4. Chủ tịch nước
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp. Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
...
Như vậy, có thể thấy rằng để đảm nhiệm chức danh Chủ tịch nước thì cần phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực sau đây:
- Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân.
- Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp.
- Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước.
- Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Chủ tịch nước có phải là người thay mặt tham gia công tác đối ngoại hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 86 Hiến pháp 2013 như sau:
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Như vậy, có thể thấy rằng Chủ tịch nước là người thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cả về đối nội và đối ngoại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?