Chủ tịch UBND xã phải ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại trong vòng bao lâu?
- Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được xây dựng để tổ chức thực hiện tối đa bao nhiêu biện pháp ở cấp độ hỗ trợ, cấp độ can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phải xem xét, ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại trong vòng bao lâu?
- Xâm hại trẻ em là hành vi như thế nào?
Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được xây dựng để tổ chức thực hiện tối đa bao nhiêu biện pháp ở cấp độ hỗ trợ, cấp độ can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại?
Căn cứ kĐiều 52 Luật Trẻ em 2016 về Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cụ thể như sau:
Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp
1. Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được xây dựng để tổ chức thực hiện một hoặc nhiều biện pháp ở cấp độ hỗ trợ, cấp độ can thiệp quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Luật này áp dụng với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em để tổ chức xây dựng, phê duyệt, triển khai kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; bố trí nguồn lực, phân công cá nhân, tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
3. Đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Như vậy, kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được xây dựng để tổ chức thực hiện một hoặc nhiều biện pháp ở cấp độ hỗ trợ, cấp độ can thiệp quy định tại Điều 49 Luật Trẻ em 2016 và Điều 50 Luật Trẻ em 2016 áp dụng với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại.
Hay nói cách khác, pháp luật không đặt ra số lượng tối đa các biện pháp được áp dụng trong kế hoạch mà sẽ tùy vào tình hình thực tế của từng trẻ em bị xâm hại.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phải xem xét, ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại trong vòng bao lâu?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phải xem xét, ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại trong vòng bao lâu? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cụ thể như sau:
Xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp
1. Căn cứ mức độ tổn hại và nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em, trong thời hạn 05 ngày làm việc, trừ trường hợp khẩn cấp, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp bao gồm:
a) Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em và đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
b) Báo cáo thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể tình hình trẻ em, biên bản cuộc họp xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này và các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
c) Dự thảo Quyết định phê duyệt và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nội dung sau:
a) Các dịch vụ, công việc cần thực hiện, thời điểm bắt đầu và dự kiến kết thúc;
b) Phân công trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn cấp xã thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp;
c) Các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cần huy động cung cấp dịch vụ cụ thể;
d) Dự toán kinh phí cho từng dịch vụ, công việc.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc trừ trường hợp khẩn cấp.
5. Quyết định và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện và cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc trừ trường hợp khẩn cấp.
Lưu ý: Quyết định và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện và cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
Xâm hại trẻ em là hành vi như thế nào?
Xâm hại trẻ em theo định nghĩa tại khoản 5 Điều 4 Luật trẻ em 2016 là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?