Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được quyền cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phân công Công an xã xử lý tố giác về hành vi bạo lực gia đình trong trường hợp nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được quyền cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình không?
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phân công Công an xã xử lý tố giác về hành vi bạo lực gia đình trong trường hợp nào?
Việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
...
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều 19 của Luật này khi nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải thông báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xử lý hoặc phân công xử lý ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc hoặc hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an xã) xử lý.
4. Trường hợp tin báo, tố giác về tội phạm thì việc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
5. Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phân công Công an xã xử lý tố giác về hành vi bạo lực gia đình trong trường hợp:
(1) Có tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực thuộc các đối tượng sau đây:
- Trẻ em,
- Phụ nữ mang thai,
- Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi,
- Người cao tuổi,
- Người khuyết tật,
- Người không có khả năng tự chăm sóc.
(2) Hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phân công Công an xã xử lý tố giác về hành vi bạo lực gia đình trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được quyền cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình không?
Việc cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 03 ngày trong các trường hợp sau đây:
a) Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình;
b) Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
2. Cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Nơi tạm lánh là địa điểm để bảo đảm an toàn cho người bị bạo lực gia đình.
...
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình có quyền quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 03 ngày trong các trường hợp sau đây:
(1) Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình;
(2) Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc không?
Việc lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc được quy định tại khoản 5 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
...
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc. Việc hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Có yêu cầu của người đề nghị ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình không đồng ý với quyết định cấm tiếp xúc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Khi xét thấy biện pháp này không còn cần thiết.
5. Khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc, người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình được quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc.
6. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, theo quy định, khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc, người bị bạo lực gia đình được quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?