Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình phải đáp ứng các điều kiện nào?
Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 08/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Biện pháp cấm tiếp xúc
Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện các hành vi sau đây:
1. Đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m; trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân.
2. Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân.
Theo đó, biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện các hành vi sau đây:
- Đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m;
Trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân.
- Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân.
Quyết định cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình phải đáp ứng các điều kiện nào?
Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 08/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình trong thời hạn không quá 03 ngày khi có đủ các Điều kiện sau đây:
a. Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
b. Đã có hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
c. Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là cơ quan Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội; cơ quan Công an; cơ quan nơi làm việc của nạn nhân hoặc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội mà nạn nhân là thành viên.
3. Hành vi bạo lực gia đình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được xác định khi có một trong các căn cứ sau đây:
a. Có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và Điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra;
b. Có dấu vết thương tích trên cơ thể nạn nhân có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường hoặc có dấu hiệu rõ ràng về hoảng loạn tinh thần của nạn nhân bạo lực gia đình;
c. Có chứng cứ chứng minh có sự đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình trong thời hạn không quá 03 ngày khi có đủ các Điều kiện sau đây:
- Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
- Đã có hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
- Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
Quyết định cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 08/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung quyết định cấm tiếp xúc
1. Quyết định cấm tiếp xúc phải ghi rõ:
a. Ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định.
b. Họ, tên, địa chỉ của người bị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc;
c. Căn cứ áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc;
d. Lý do áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc;
đ. Thời gian áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc;
e. Người được phân công giám sát việc thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc.
2. Quyết định cấm tiếp xúc phải có chữ ký của người ra quyết định và phải được đóng dấu.
Như vậy, quyết định cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định.
- Họ, tên, địa chỉ của người bị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc;
- Căn cứ áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc;
- Lý do áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc;
- Thời gian áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc;
- Người được phân công giám sát việc thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?