Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu bậc lương? Mức lương cao nhất là bao nhiêu?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu bậc lương? Mức lương cao nhất là bao nhiêu?
Mức lương của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được căn cứ theo STT 12 Mục II Bảng chuyển xếp số 1 Bảng chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với các chức danh lãnh đạo của Nhà nước từ Bộ trưởng và tương đương trở lên ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC quy định như sau:
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 2 bậc lương là 9,70 và 10,30.
Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là 17.460.000 đồng và 18.540.000 đồng.
Ai có quyền bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh?
Thẩm quyền bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được căn cứ theo khoản 3 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) như sau:
Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
...
3. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
...
Theo quy định Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân phải là đại biểu Hội đồng nhân dân.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu bậc lương? Mức lương cao nhất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần đáp ứng tiêu chuẩn như thế nào?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần đáp ứng tiêu chuẩn được quy định tại tiết 2.19 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định như sau:
- Bảo đảm đầy đủ khung tiêu chuẩn chung hoặc tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương được quy định tại tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020, cụ thể:
2.1. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương
Tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Có ý thức, trách nhiệm cao, kiến thức toàn diện; tích cực tham gia thảo luận, đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương. Có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công quản lý, phụ trách. Có năng lực dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, bất ngờ; có khả năng làm việc độc lập. Có tố chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; có hoài bão, khát vọng đổi mới vì dân, vì nước. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương.
Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương phải là những cán bộ trẻ; cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; qua thực tiễn công tác thể hiện có năng lực, triển vọng phát triển về tố chất lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; được quy hoạch chức danh Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và lãnh đạo chủ chốt tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo.
- Cần có những phẩm chất, năng lực:
+ Có trình độ, kiến thức toàn diện về pháp luật và quản lý hành chính nhà nước; am hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của địa phương và đất nước.
+ Có năng lực cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp uỷ, Hội đồng nhân dân thành chương trình, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả.
+ Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành các cơ quan chuyên môn thuộc quyền và Ủy ban nhân dân cấp dưới; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến quản lý nhà nước ở địa phương.
+ Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực tiễn, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các thể chế, cơ chế, chính sách phát triển địa phương.
+ Đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện và kinh qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ phó chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?