Chủ trương đầu tư, đầu tư dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc thẩm quyền quyết định của ai?
- Nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là gì?
- Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được quy định như thế nào?
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn ngân sách trung ương để bảo đảm thực hiện các dự án, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là trách nhiệm của ai?
Nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là gì?
Nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được giải thích tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ được Chính phủ, Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền giao các đơn vị quân đội hoặc các tổ chức khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ thực hiện.
Nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được quy định như thế nào?
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được quy định tại Điều 15 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn nhà nước trong và ngoài ngân sách thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật đầu tư và Luật đầu tư công.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt sử dụng vốn nhà nước trong và ngoài ngân sách thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật đầu tư và Luật đầu tư công.
- Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, quyết định đầu tư các dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh độc lập sử dụng vốn nhà nước trong và ngoài ngân sách thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật đầu tư và Luật đầu tư công.
- Chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án trong phạm vi quyền hạn theo quy định của pháp luật đối với các dự án, hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh sử dụng vốn khác.
- Người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc các dự án đầu tư trên cơ sở kết quả thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán của Bộ Quốc phòng.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn ngân sách trung ương để bảo đảm thực hiện các dự án, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là trách nhiệm của ai?
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn ngân sách trung ương để bảo đảm thực hiện các dự án, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là trách nhiệm của ai, thì theo Điều 38 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế quản lý, điều phối các nguồn lực trong nước và nguồn vốn ODA cho hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác vận động tài trợ, lựa chọn các đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trình cấp có thẩm quyền quyết định; phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; hướng dẫn các cơ quan liên quan thủ tục xem xét, phê duyệt các dự án sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn ngân sách trung ương để bảo đảm thực hiện các dự án, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trong kế hoạch ngân sách trung hạn và hàng năm theo quy định của Luật đầu tư, Luật đầu tư công và Luật ngân sách nhà nước.
4. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định chương trình, kế hoạch, dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
5. Cung cấp thông tin, dữ liệu về ODA, vốn vay ưu đãi và vốn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Như vậy, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn ngân sách trung ương để bảo đảm thực hiện các dự án, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?