Chủ trương lớn về phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển cùng một số khâu đột phá được quy định như thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề về phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển. Cho tôi hỏi chủ trương lớn về phát triển các ngành kinh tế biển cùng một số khâu đột phá được quy định như thế nào? - Câu hỏi của chị Thương Thư ở Khánh Hòa.

Chủ trương lớn về phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển được quy định như thế nào?

Căn cứ tiết 1 tiểu mục 1 Mục III Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 quy định về một số chủ trương lớn như sau:

MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG LỚN VÀ KHÂU ĐỘT PHÁ
1. Một số chủ trương lớn
(1) Phát triển kinh tế biển và ven biển
a) Phát triển các ngành kinh tế biển
Đến năm 2030, phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. Cụ thể:
- Du lịch và dịch vụ biển: Chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng, các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven biển; xây dựng, phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hoá, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới. Nghiên cứu thí điểm phát triển du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ. Tăng cường năng lực tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; đẩy mạnh các hoạt động thám hiểm khoa học; chú trọng công tác giáo dục, y tế biển... Hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân ven biển chuyển đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến biển sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc làm mới ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.
...
b) Phát triển đồng bộ, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển
Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh. Khu kinh tế ven biển phải đóng vai trò chủ đạo trong phát triển vùng và gắn kết liên vùng. Đổi mới tư duy trong xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống đô thị ven biển có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại theo mô hình, tiêu chí tăng trưởng xanh, đô thị thông minh. Đẩy nhanh xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển theo hướng tiếp cận mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; giải quyết tốt vấn đề môi trường, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Theo đó, chủ trương phát triển kinh tế biển và ven biển Việt Nam bao gồm phát triển các ngành kinh tế biển và phát triển đồng bộ, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển được quy định tại tiết 1 tiểu mục 1 Mục III nêu trên.

Ngành kinh tế biển, ven biển

Ngành kinh tế biển và ven biển (Hình từ Internet)

Chủ trương lớn về nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hoá biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển được quy định như thế nào?

Căn cứ tiết 4 tiểu mục 1 Mục III Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 quy định về chủ trương nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hoá biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển như sau:

MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG LỚN VÀ KHÂU ĐỘT PHÁ
1. Một số chủ trương lớn
...
(4) Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hoá biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển
Nâng cao đời sống, bảo đảm an ninh, an toàn cho dân cư vùng ven biển, trên đảo và những người lao động trên biển. Chú trọng phát triển các thiết chế văn hoá cho cộng đồng dân cư biển và ven biển; phát huy bản sắc, giá trị lịch sử và văn hoá dân tộc, tri thức tốt đẹp trong ứng xử với biển, coi đây là nền tảng quan trọng để xây dựng văn hoá biển. Bảo tồn không gian văn hoá, kiến trúc và di sản thiên nhiên. Nâng cao nhận thức về biển và đại dương, xây dựng xã hội, ý thức, lối sống, hành vi văn hoá gắn bó, thân thiện với biển. Phát huy tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng dân cư vùng biển, ven biển. Bảo đảm quyền tiếp cận, tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với biển một cách công bằng, bình đẳng.

Theo đó, việc nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hoá biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển được thực hiện theo quy định tại tiết 4 tiểu mục 1 Mục III nêu trên.

Một số khâu đột phá về vấn đề phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển được quy định như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 quy định về một số khâu đột phá như sau:

MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG LỚN VÀ KHÂU ĐỘT PHÁ
...
2. Một số khâu đột phá
(1) Hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành kinh tế biển, các vùng biển, ven biển; hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch liên quan đến biển, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ giữa các ngành, địa phương.
(2) Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, khoa học, công nghệ mới, thu hút chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, nhân lực chất lượng cao.
(3) Phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các khu công nghiệp, khu đô thị, các vùng biển với các cảng biển dựa trên hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây giữa các vùng trong nước và với quốc tế.

Theo đó, một số chủ trương đột phá nhằm phát triển bền vững kinh tế biển nước ta là những chủ trương được quy định tại tiểu mục 2 Mục III nêu trên.

Kinh tế biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những quy định của Việt Nam về kinh tế biển, đảo có nội dung như thế nào? Được quy định tại các văn bản nào?
Pháp luật
Danh sách các khu kinh tế ven biển tại Việt Nam 2022? Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế ven biển được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Căn cứ vào đâu để lập quy hoạch phát triển kinh tế biển? Quy hoạch phát triển kinh tế biển có nội dung gì?
Pháp luật
Mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và việc tổ chức thực hiện các giải pháp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chủ trương lớn về phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển cùng một số khâu đột phá được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh tế biển
4,120 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh tế biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh tế biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào