Chủ xe ô tô sơn mâm xe màu khác chạy ra đường có bị phạt không? Nếu bị phạt tiền có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?
- Chủ xe ô tô sơn mâm xe màu khác chạy ra đường có bị phạt không?
- Chủ xe ô tô sơn mâm xe màu khác chạy ra đường bị phạt tiền thì ngoài phạt tiền ra thì có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt chủ xe ô tô sơn mâm xe màu khác chạy ra đường hay không?
Chủ xe ô tô sơn mâm xe màu khác chạy ra đường có bị phạt không?
Căn cứ tại điểm m khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm g khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
…
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;
m)Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.
…
Như vậy, thì chủ xe ô tô sơn mâm xe màu khác chạy ra đường sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (đối với cá nhân) và từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (đối với tổ chức là chủ xe ô tô).
Sơn mâm xe màu khác (Hình từ Internet)
Chủ xe ô tô sơn mâm xe màu khác chạy ra đường bị phạt tiền thì ngoài phạt tiền ra thì có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?
Căn cứ tại điểm a khoản 16 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm s khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có quy định như sau:
Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
…
16. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; điểm m khoản 7 Điều này buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này buộc phải thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định (lắp đúng loại kính an toàn);
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4a, điểm g khoản 8 Điều này buộc phải thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm e, điểm g khoản 9 Điều này buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
…
Như vậy, theo quy định trên thì chủ xe ô tô sơn mâm xe màu khác chạy ra đường bị phạt tiền thì ngoài phạt tiền ra thì còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe theo quy định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt chủ xe ô tô sơn mâm xe màu khác chạy ra đường hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
…
Theo đó tại khoản 2 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b, c, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
…
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt tiền lên đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Hành vi người chủ xe ô tô sơn mâm xe màu khác chạy ra đường cao nhất là 4.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 8.000.000 đồng (đối với tổ chức là chủ xe ô tô).
Như vậy, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt chủ xe ô tô sơn mâm xe màu khác chạy ra đường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?