Chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của VKSND cấp tỉnh không?
Để được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của VKSND cấp tỉnh thì cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Theo khoản 1 Điều 78 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự:
a) Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
c) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, các điểm b, c và d khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 75 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định người được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thì cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm;
- Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp.
Để được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của VKSND cấp tỉnh thì cần đáp ứng những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của VKSND cấp tỉnh không?
Theo khoản 2 Điều 78 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp
...
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, các điểm b, c và d khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự.
Đồng thời, theo Điều 81 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về việc bổ nhiệm Kiểm sát viên trong trường hợp đặc biệt như sau:
Bổ nhiệm Kiểm sát viên trong trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để làm lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, tuy chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 77, điểm b và điểm c khoản 1 của các Điều 78, 79 và 80 của Luật này thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, nếu thuộc một trong hai trường hợp sau đây thì người chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp vẫn có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của VKSND cấp tỉnh:
- Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, các điểm b, c và d khoản 1 Điều 78 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân;
- Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để làm lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, tuy chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 78 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân.
Những việc mà Kiểm sát viên trung cấp của VKSND cấp tỉnh không được làm là gì?
Theo Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định những việc mà Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh không được làm bao gồm:
- Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
- Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
- Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
- Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?