Chưa xem xét kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi có mấy hình thức kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước? Chưa xem xét kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Duy từ Gia Lai.

Có mấy hình thức kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước?

Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:

Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 58 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm như sau:

Hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm
1. Hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
2. Hình thức kỷ luật đối với người đại diện vốn nhà nước gồm: Khiển trách, cảnh cáo, bãi nhiệm, buộc thôi việc.
3. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;
...

Như vậy, theo quy định, có 4 hình thức kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, bao gồm:

(1) Khiển trách;

(2) Cảnh cáo;

(3) Bãi nhiệm;

(4) Buộc thôi việc.

Chưa xem xét kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong trường hợp nào?

Có mấy hình thức kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước? (Hình từ Internet)

Chưa xem xét kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:

Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:

Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật:
a) Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ chế độ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền cho phép;
b) Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
c) Là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước:
...

Như vậy, theo quy định, chưa xem xét kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các trường hợp sau đây:

(1) Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ chế độ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền cho phép;

(2) Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức;

Bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

(3) Là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

Là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

(4) Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Người đại diện phần vốn nhà nước bị xử lý kỷ luật được coi là tái phạm trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:

Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đồng thời, căn cứ khoản 8 Điều 56 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau:

Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
7. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
8. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.

Như vậy, theo quy định, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm.

Người đại diện phần vốn nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người đại diện phần vốn nhà nước là gì?
Pháp luật
Điều kiện cử làm người đại diện phần vốn nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là gì? Hồ sơ cử người đại diện phần vốn nhà nước bao gồm các giấy tờ gì?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có được điều hành và làm quản lý Công ty cổ phần khác không?
Pháp luật
Hình thức xử lý kỷ luật bãi nhiệm được áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Pháp luật
Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có bắt buộc phải là công chức, viên chức hay không?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần là ai? Phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước được lùi thời điểm nghỉ hưu lại bao lâu khi thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước của doanh nghiệp không chuyên trách tại công ty cổ phần được hưởng tiền lương, thù lao thế nào?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách của doanh nghiệp nhà nước được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại bao nhiêu doanh nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người đại diện phần vốn nhà nước
660 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người đại diện phần vốn nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người đại diện phần vốn nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào