Chuẩn bị nhân sự bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước phải dựa vào những yếu tố nào?
Chuẩn bị nhân sự bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước phải dựa vào những yếu tố nào?
Căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục I Hướng dẫn 1271/HD-TLĐ năm 2017 quy định như sau:
TỔ CHỨC BAN THANH TRA NHÂN DÂN
...
3. Bầu thành viên Ban TTND
3.1. Chuẩn bị nhân sự bầu thành viên Ban TTND:
- Căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và địa bàn hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, BCH công đoàn cơ sở trao đổi thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về dự kiến số lượng và cơ cấu người đề cử bầu thành viên Ban TTND
- Chủ động gặp gỡ, vận động người trong dự kiến đề cử. Người được vận động tự nguyện tham gia thì đưa vào danh sách dự kiến do BCH công đoàn cơ sở đề cử bầu thành viên Ban TTND.
Theo đó, chuẩn bị nhân sự bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước phải dựa vào những yếu tố sau:
- Căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và địa bàn hoạt động của cơ quan nhà nước.
Ban chấp hành công đoàn cơ sở trao đổi thống nhất với người đứng đầu cơ quan nhà nước về dự kiến số lượng và cơ cấu người đề cử bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân.
- Chủ động gặp gỡ, vận động người trong dự kiến đề cử.
Người được vận động tự nguyện tham gia thì đưa vào danh sách dự kiến do Ban chấp hành công đoàn cơ sở đề cử bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân.
Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước (Hình từ Internet)
Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước do ai quyết định?
Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 21 Nghị định 59/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/08/2023) như sau:
Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
1. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được bầu tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
2. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế, sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Ban Chấp hành công đoàn đề xuất để hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn 09 người để bảo đảm hoạt động hiệu quả.
Trường hợp đặc thù không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân, Ban Chấp hành Công đoàn sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị báo cáo công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định.
3. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trường hợp số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 09 người trở lên thì số lượng Phó Trưởng ban không quá 02 người.
Như vậy, số lượng Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống hoặc trong các trường hợp đặc thù thì không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân.
Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trường hợp số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 09 người trở lên thì số lượng Phó Trưởng ban không quá 02 người.
Trước đây, số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân được quy định tại Điều 23 Nghị định 159/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 08/08/2023) quy định cụ thể:
Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 9 thành viên. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở dự kiến số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân và do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động quyết định.
Trường hợp cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có tính đặc thù hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh phân tán thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân phù hợp, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
Như vậy, Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước có 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 9 thành viên.
Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở dự kiến số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân và do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động quyết định.
Thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được bầu cử như thế nào?
Căn cứ theo tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục I Hướng dẫn 1271/HD-TLĐ năm 2017 quy định như sau:
TỔ CHỨC BAN THANH TRA NHÂN DÂN
...
3. Bầu thành viên Ban TTND
...
3.2. Bầu cử thành viên Ban TTND:
Đoàn Chủ tịch Hội nghị CBCCVC hoặc Hội nghị NLĐ
- Lấy ý kiến Hội nghị và biểu quyết số lượng thành viên Ban TTND; mời BCH công đoàn cơ sở giới thiệu danh sách đề cử bầu vào Ban TTND đã dự kiến; mời đại biểu dự Hội nghị ứng cử, đề cử; chốt và thông qua danh sách bầu cử. Danh sách đề cử bầu thành viên Ban TTND phải có số dư ít nhất từ 10 đến 20% so với số thành viên được bầu.
- Giới thiệu Ban kiểm phiếu dự kiến và lấy biểu quyết của Hội nghị.
- Ban kiểm phiếu thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
- Hội nghị bầu thành viên Ban TTND phải đảm bảo có mặt trên 50% số đại biểu được triệu tập; việc bầu thành viên Ban TTND được Hội nghị tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín; người được trúng cử làm thành viên Ban TTND phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu tín nhiệm từ cao xuống thấp.
- Mời thành viên Ban TTND ra mắt.
Theo đó, thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được bầu cử như sau:
Đoàn Chủ tịch Hội nghị CBCCVC hoặc Hội nghị NLĐ
- Lấy ý kiến Hội nghị và biểu quyết số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân;
Mời BCH công đoàn cơ sở giới thiệu danh sách đề cử bầu vào Ban thanh tra nhân dân đã dự kiến;
Mời đại biểu dự Hội nghị ứng cử, đề cử;
Chốt và thông qua danh sách bầu cử.
Danh sách đề cử bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có số dư ít nhất từ 10 đến 20% so với số thành viên được bầu.
- Giới thiệu Ban kiểm phiếu dự kiến và lấy biểu quyết của Hội nghị.
- Ban kiểm phiếu thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
- Hội nghị bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân phải đảm bảo có mặt trên 50% số đại biểu được triệu tập;
Việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân được Hội nghị tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín;
Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu tín nhiệm từ cao xuống thấp.
- Mời thành viên Ban Ban thanh tra nhân dân ra mắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?