Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là gì? Vi phạm chuẩn mực này doanh nghiệp kiểm toán có bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán?
- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là gì?
- Mua, bán trái phiếu của đơn vị được kiểm toán ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán có phải hành vi bị nghiêm cấm?
- Vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán có bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán không?
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là gì?
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
1. Chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ.
2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
3. Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
4. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế.
Theo quy định trên, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là cơ sở để kiểm tra, đánh giá đạo đức nghề nghiệp của thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Bộ Tài chính quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán (Hình từ Internet)
Mua, bán trái phiếu của đơn vị được kiểm toán ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán có phải hành vi bị nghiêm cấm?
Mua, bán trái phiếu của đơn vị được kiểm toán ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán có phải hành vi bị nghiêm cấm không thì theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mua, nhận biếu tặng, nắm giữ cổ phiếu hoặc phần vốn góp của đơn vị được kiểm toán không phân biệt số lượng;
b) Mua, bán trái phiếu hoặc tài sản khác của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
c) Nhận hoặc đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ đơn vị được kiểm toán ngoài khoản phí dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng đã giao kết;
d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng, đơn vị được kiểm toán;
đ) Tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
e) Thông tin, giới thiệu sai sự thật về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
g) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, thông đồng với khách hàng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác;
h) Thực hiện việc thu nợ cho đơn vị được kiểm toán;
i) Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán;
k) Giả mạo, khai man hồ sơ kiểm toán;
l) Thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
m) Cung cấp dịch vụ kiểm toán khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
n) Hành vi khác theo quy định của pháp luật;
...
Theo quy định trên, mua, bán trái phiếu hoặc tài sản khác của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện.
Vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán có bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán không?
Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán được quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hoạt động không đúng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 21 của Luật này trong ba tháng liên tục;
c) Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán thì bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?