Chức danh cán bộ Quân đội, Công an nào thuộc diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý theo quy định hiện nay?
Những chức danh cán bộ Quân đội, Công an nào thuộc diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý?
Theo tiểu mục 3 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định về các chức danh cán bộ do Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý như sau:
II- Các chức danh cán bộ do Ban Bí thư quyết định
...
3. Quân đội, Công an
- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Thứ trưởng Bộ Công an.
- Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Chính uỷ, tổng cục trưởng, chủ nhiệm tổng cục (trừ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam).
- Chính uỷ, phó chính uỷ; tư lệnh, phó tư lệnh quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng.
- Chính uỷ, Giám đốc Học viện Quốc phòng.
Ban Bí thư xem xét, quyết định việc phong hoặc thăng quân hàm đối với các đồng chí giữ các chức vụ nêu trên và phong hoặc thăng quân hàm Trung tướng, Thiếu tướng, Phó Đô đốc, Chuẩn Đô đốc Hải quân đối với các chức vụ thấp hơn.
Theo quy định nêu trên thì những chức danh cán bộ Quân đội, Công an thuộc diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý bao gồm:
- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Thứ trưởng Bộ Công an.
- Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Chính uỷ, tổng cục trưởng, chủ nhiệm tổng cục (trừ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam).
- Chính uỷ, phó chính uỷ; tư lệnh, phó tư lệnh quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng.
- Chính uỷ, Giám đốc Học viện Quốc phòng.
Những chức danh cán bộ Quân đội, Công an nào thuộc diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý? (Hình từ Internet)
Ban Bí thư Trung ương Đảng có quyền kỷ luật đối với các chức danh cán bộ Quân đội, Công an do mình quản lý không?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư về phân cấp quản lý cán bộ như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Bí thư
1. Quyết định đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ nêu tại Mục II, Phụ lục 1 của Quy định này.
2. Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo uỷ quyền của Bộ Chính trị.
3. Định kỳ báo cáo Bộ Chính trị những vấn đề về công tác cán bộ và cán bộ do Ban Bí thư quản lý.
4. Uỷ quyền cho các đồng chí: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét:
- Quyết định phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghị sĩ hữu nghị của Việt Nam với các nước, các ban chỉ đạo theo quy định.
- Bổ nhiệm lại và thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý theo quy định.
5. Trách nhiệm của đồng chí Thường trực Ban Bí thư:
- Chủ trì cùng Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả bầu cử và quyết định chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra và các chức danh bầu bổ sung của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
- Chỉ định bổ sung cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Cho ý kiến về nhân sự thư ký của các đồng chí: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Căn cứ quy định trên thì Ban Bí thư Trung ương Đảng có quyền kỷ luật đối với các chức danh cán bộ Quân đội, Công an nêu trên do Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý theo quy định.
Đối với Đảng viên chính thức thì có các hình thức kỷ luật của Đảng nào?
Theo khoản 2 Điều 10 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định về hình thức kỷ luật của Đảng như sau:
Hình thức kỷ luật của Đảng
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Theo đó, đối với đảng viên chính thức có các hình thức kỷ luật của Đảng gồm:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Cách chức;
- Khai trừ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lực lượng vũ trang nhân dân có gồm Dân quân tự vệ? Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ thế nào?
- Cách viết Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG?
- Lý do ban hành thiết quân luật là gì? Cấm tụ tập đông người trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật đúng không?
- Baby Three là gì? Bán Baby Three ở lề đường, bán rong có phải đăng ký kinh doanh, nộp thuế thu nhập cá nhân?
- Dự thảo Nghị định giảm thuế GTGT 2% từ 1/1/2025 đến hết 30/6/2025? Danh mục hàng hóa được giảm thuế GTGT 2025?