Chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo, bồi dưỡng?
- Chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo, bồi dưỡng?
- Chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
- Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 như thế nào?
Chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo, bồi dưỡng?
Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 được quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT như sau:
An toàn thông tin hạng IV - Mã số V.11.05.12
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên các ngành đào tạo về công nghệ thông tin hoặc các ngành gần đào tạo về công nghệ thông tin;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin.
Theo đó, viên chức an toàn thông tin hạng 4 phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên các ngành đào tạo về công nghệ thông tin hoặc các ngành gần đào tạo về công nghệ thông tin;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin.
Chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 (Hình từ Internet)
Chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT như sau:
An toàn thông tin hạng IV - Mã số V.11.05.12
...
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành an toàn thông tin;
b) Nắm được tình hình và xu thế phát triển của ngành an toàn thông tin trong nước và thế giới; có khả năng tổ chức nghiên cứu, cập nhật, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động nghề nghiệp;
c) Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
d) Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, có kỹ năng soạn thảo văn bản nghiệp vụ và thuyết trình các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất.
...
Theo đó, chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
- Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành an toàn thông tin;
- Nắm được tình hình và xu thế phát triển của ngành an toàn thông tin trong nước và thế giới; có khả năng tổ chức nghiên cứu, cập nhật, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động nghề nghiệp;
- Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, có kỹ năng soạn thảo văn bản nghiệp vụ và thuyết trình các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất.
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.
2. Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Có ý thức trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.
4. Tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; đảm bảo an toàn, bí mật thông tin và an ninh, quốc phòng.
Theo đó, các chức danh nghề nghiệp an toàn thông phải đáp ứng những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sau đây:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.
- Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Có ý thức trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.
- Tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; đảm bảo an toàn, bí mật thông tin và an ninh, quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?