Chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy? Có mã số chức danh là bao nhiêu?
Chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy?
Theo điểm a khoản 1 Điều 17 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định cách xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng 3 như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I, phóng viên hạng I, biên dịch viên hạng I, đạo diễn truyền hình hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II, phóng viên hạng II, biên dịch viên hạng II, đạo diễn truyền hình hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III, phóng viên hạng III, biên dịch viên hạng III, đạo diễn truyền hình hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
2. Việc xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2007/TT-BNV).
Như vậy, chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy? (hình từ internet)
Chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng 1 có mã số chức danh là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định như sau:
Mã số các chức danh nghề nghiệp
1. Chức danh biên tập viên
a) Biên tập viên hạng I
Mã số: V.11.01.01;
b) Biên tập viên hạng II
Mã số: V.11.01.02;
c) Biên tập viên hạng III
Mã số: V.11.01.03.
2. Chức danh phóng viên
a) Phóng viên hạng I
Mã số: V.11.02.04;
b) Phóng viên hạng II
Mã số: V.11.02.05;
c) Phóng viên hạng III
Mã số: V.11.02.06.
3. Chức danh biên dịch viên
a) Biên dịch viên hạng I
Mã số: V.11.03.07;
b) Biên dịch viên hạng II
Mã số: V.11.03.08;
c) Biên dịch viên hạng III
Mã số: V.11.03.09.
4. Chức danh đạo diễn truyền hình
a) Đạo diễn truyền hình hạng I
...
Như vậy, Chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng 1 có mã số là V.11.03.07.
Biên dịch viên hạng 1 có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 và 2 Điều 10 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định về nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Biên dịch viên hạng 1 như sau:
* Nhiệm vụ
- Tổ chức lập kế hoạch đề tài, tin, bài trong lĩnh vực được giao;
- Tổ chức và dịch các thể loại có độ phức tạp cao về nội dung như các văn kiện chính trị, luật, các công cụ tra cứu;
- Hiệu đính các bản dịch của các biên dịch viên hạng thấp hơn;
- Chỉ dẫn các thuyết minh, các kỹ thuật, mỹ thuật đối với các loại hình báo chí hoặc xuất bản phẩm;
- Tổng kết nghiệp vụ biên dịch, đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy trình nghiệp vụ và quy phạm kỹ thuật báo chí và xuất bản phẩm;
- Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu và tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho các biên dịch viên hạng thấp hơn;
- Chuẩn bị nội dung và dịch cho các hội thảo nghiệp vụ trong nước và quốc tế.
(2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về các vấn đề đối nội và đối ngoại; các quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
- Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các phương pháp biên dịch, dịch thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ, những tiến bộ và sự phát triển về ngôn từ và văn phong của ngoại ngữ được phân công biên dịch;
- Am hiểu về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?