Trong bộ máy hành chính, vị trí phó Thủ tướng có vai trò như thế nào? Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ vắng mặt thì ai sẽ thay thế?

Tôi thường xem tivi và đọc báo thường gặp chức danh Phó Thủ tướng thì tôi muốn biết vai trò của chức danh đó trong bộ máy hành chính là làm gì? Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt thì phải làm sao? Và cho tôi biết Chính phủ có quy định quản lý về chế độ dành cho công chức, viên chức hay không?

Phó Thủ tướng trong bộ máy hành chính Việt Nam vai trò là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định rằng:

“1. Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.”

Như vậy, bạn thấy rằng vai trò của Phó Thủ tướng Chính phủ là sẽ đảm nhận và hoàn thành cũng như chịu trách nhiệm về nhiệm vụ mà được Thủ tướng Chính phủ phân công.

Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt thì ai sẽ thay thế?

Căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật Tổ chức Chính Phủ 2015 quy định:

“2. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.”

Vì vậy, trong các trường hợp bất ngờ hoặc cấp thiết khi Phó Thủ tướng Chính phủ vắng mặt thì sẽ có một Phó Thủ tướng Chính phủ khác được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ. Thông thường sẽ có 4 Phó Thủ tướng đảm nhiệm trong bộ máy hành chính của Chính phủ.

Phó thủ tướng

Thủ tướng và Phó thủ tướng

Vai trò của Chính phủ trong việc quản lý về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức ra sao?

Căn cứ Điều 23 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và công tác thi đua, khen thưởng (khoản 3 và khoản 4 được sửa đổi bởi điểm a Khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 và khoản 9 được bổ sung bởi điểm b Khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) như sau:

"1. Thống nhất quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, công chức, viên chức.
2. Trình Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ; thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh.
3. Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tiêu chí thành lập và số lượng biên chế tối thiểu để tổ chức đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; quy định về tổ chức, khung số lượng, tiêu chí thành lập và số lượng biên chế tối thiểu để tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện), đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Thống nhất quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến địa phương; quy định số lượng cấp phó tối đa của người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Thống nhất quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
6. Chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính nhà nước, cải cách chế độ công vụ, công chức; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
7. Thống nhất quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ.
8. Thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.
9. Quyết định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.”

Như vậy, tất cả những thông tin nêu trên gửi đến bạn đều thấy một điểm chung rằng nhiệm vụ cốt yếu của Chính phủ trong việc quản lý về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức là: Thống nhất quản lý, quyết định phân cấp cán bộ, chỉ đạo thực hiện cải cách, trình Quốc hội quyết định cơ cấu của Chính phủ, quyết định việc thành lập sát nhập, giải thể các cơ quan thuộc Chính phủ.

Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ Tải trọn bộ các quy định về Thủ tướng Chính phủ hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ có những quyền nào? Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước quyền lực của ai cao hơn?
Pháp luật
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giữ chức vụ mấy nhiệm kỳ? Nhiệm kỳ Thủ tướng Chính phủ bao nhiêu năm?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm phải báo cáo công tác của mình trước Chủ tịch nước hay không?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh hay không?
Pháp luật
Mức lương của Thủ tướng chính phủ trước và sau khi thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật đối với những cán bộ nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Trong bộ máy hành chính, các bộ, cơ quan ngang bộ có cơ cấu tổ chức như thế nào? Cơ quan thuộc Chính phủ là gì?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ được bầu theo trình tự nào? Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo trình tự nào?
Pháp luật
Trung tâm tin học không còn thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ từ 10/10/2022? Chính phủ bổ sung nhiệm vụ nào mới cho Văn phòng Chính phủ?
Pháp luật
Trình tự bầu Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào? Miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chính phủ
9,250 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chính phủ Thủ tướng Chính phủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chính phủ Xem toàn bộ văn bản về Thủ tướng Chính phủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào