Chức danh Phó Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn?
- Chức danh Phó Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp có chức năng như thế nào?
- Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống với chức danh Phó Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp như nào?
- Chức danh Phó Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp có yêu cầu về trình độ lý luận chính trị như thế nào?
Chức danh Phó Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp có chức năng như thế nào?
Chức danh Phó Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Theo Mục 1 Phụ lục 12 ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
1. Vị trí, chức danh
Chức danh Phó Trưởng phòng và tương đương của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ (Phó Trưởng phòng) là chức vụ lãnh đạo, quản lý và là cấp phó của Trưởng phòng và tương đương của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ (Trưởng phòng); có trách nhiệm giúp Trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể được Trưởng phòng giao; thay mặt Trưởng phòng điều hành, giải quyết công việc của phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Theo đó, chức danh Phó Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp có các chức năng như sau:
Chức vụ lãnh đạo, quản lý và là cấp phó của Trưởng phòng và tương đương của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ (Trưởng phòng);
Có trách nhiệm giúp Trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể được Trưởng phòng giao;
Thay mặt Trưởng phòng điều hành, giải quyết công việc của phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền;
Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống với chức danh Phó Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp như nào?
Theo Mục 2 Phụ lục 12 ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống quy định tại mục 2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định này.
Như vậy, tiêu chuẩn cụ thể về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống như sau:
Đáp ứng khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và các tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân;
- Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng;
- Kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
- Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân;
- Sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; lãnh đạo và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Gương mẫu về đạo đức, lối sống, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
- Không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm;
- Trung thực, khách quan, công tâm trong thực thi công vụ; gắn bó chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và đáp ứng các Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp;
- Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao;
thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị và có tinh thần giữ gìn đoàn kết nội bộ, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp;
- Có tác phong làm việc dân chủ, khoa học; có tinh thần học hỏi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực công tác;
- Năng động, sáng tạo, có bản lĩnh chuyên môn nghiệp vụ, tính quyết đoán và dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết công việc;
- Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn và để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mưu lợi riêng.
Chức danh Phó Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp có yêu cầu về trình độ lý luận chính trị như thế nào?
Theo Mục 4 Phụ lục 12 ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
4. Tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm công tác
a) Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đảm nhiệm;
b) Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp hạng III;
c) Đã tốt nghiệp chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên hoặc tương đương đối với chức danh Phó Trưởng phòng của các bộ phận hành chính, tổng hợp, tổ chức cán bộ, quản trị, văn phòng và các bộ phận không trực tiếp thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong Trường;
d) Đã tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên;
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng;
e) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
g) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
h) Có kinh nghiệm công tác theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; Điều lệ trường trung cấp và các văn bản có liên quan.
Theo đó, Chức danh Phó Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp cần phải tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?