Chức danh thuyền trưởng tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Thuyền trưởng tàu có phải là người có quyền chỉ huy cao nhất đối với thuyền viên tàu thực hiện công tác thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản?
- Chức danh thuyền trưởng tàu thực hiện công tác thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có chức năng gì?
- Chức danh thuyền trưởng tàu thực hiện công tác thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản thực hiện những nhiệm vụ gì?
Thuyền trưởng tàu có phải là người có quyền chỉ huy cao nhất đối với thuyền viên tàu thực hiện công tác thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản?
Theo điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thuyền trưởng
1. Chức trách:
a) Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất đối với thuyền viên trên tàu. Thuyền trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và lãnh đạo cơ quan quản lý tàu về hoạt động của tàu và thuyền viên thuộc phạm vi quản lý;
...
Theo đó, thuyền trưởng tàu là người chỉ huy cao nhất đối với thuyền viên trên tàu.
Thuyền trưởng tàu chịu trách nhiệm trước pháp luật và lãnh đạo cơ quan quản lý tàu về hoạt động của tàu và thuyền viên thuộc phạm vi quản lý.
Hoạt động thủy sản (Hình từ Internet)
Chức danh thuyền trưởng tàu thực hiện công tác thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có chức năng gì?
Theo điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thuyền trưởng
1. Chức trách:
...
b) Thuyền trưởng trực tiếp quản lý, điều hành thuyền viên để phục vụ nhiệm vụ tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản; quản lý, sử dụng tàu bảo đảm an toàn, hiệu quả.
...
Theo đó, thuyền trưởng tàu thực hiện công tác thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản thực hiện chức năng trực tiếp quản lý, điều hành thuyền viên để phục vụ nhiệm vụ tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản; quản lý, sử dụng tàu bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Chức danh thuyền trưởng tàu thực hiện công tác thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thuyền trưởng
...
2. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện mệnh lệnh điều hành của cấp có thẩm quyền trong việc điều động tàu và phân công thuyền viên trên tàu thực hiện nhiệm vụ; chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho hoạt động của tàu; xây dựng kế hoạch hành trình theo nhiệm vụ được giao;
b) Quy định chế độ trực ban, trực canh, trực ca khi tàu đi làm nhiệm vụ hoặc neo đậu và kiểm tra việc thực hiện các quy định trên;
c) Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả máy, thiết bị và phương tiện được trang bị trên tàu;
d) Định kỳ tiến hành kiểm tra toàn bộ tàu và trang thiết bị trên tàu; tổ chức giám sát, đôn đốc tiến độ sửa chữa và tổ chức nghiệm thu kỹ thuật, nhận bàn giao tàu sau khi được sửa chữa;
đ) Thuyền trưởng phải trực tiếp có mặt ở buồng lái, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho tàu và thuyền viên trong các tình huống: hành trình trong luồng lạch hẹp, điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, nơi có nhiều chướng ngại vật, nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao, cập tàu để kiểm tra hoặc trong các tình huống nguy hiểm khác;
e) Quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu;
g) Tham gia lập kế hoạch, dự trù mua sắm, cấp phát vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị trên tàu;
h) Trường hợp bắt buộc phải bỏ tàu, thuyền trưởng phải tổ chức cho thuyền viên rời tàu mang theo tài liệu quan trọng. Thuyền trưởng phải là người rời tàu sau cùng, sau đó phải lập báo cáo chi tiết diễn biến xảy ra tai nạn và lập hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật để làm cơ sở cho việc giải quyết tai nạn;
i) Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu; kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu, quản lý thuyền viên, an toàn, hiệu quả;
k) Tham gia công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Khi phát hiện có tàu thuyền bị nạn, thuyền trưởng có nhiệm vụ nhanh chóng điều động tàu đến cứu nạn nếu việc cứu nạn không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và thuyền viên của mình;
l) Báo cáo lãnh đạo cơ quan quản lý về tình hình hoạt động của tàu và thuyền viên sau mỗi đợt công tác; đề xuất phương án sử dụng tàu, bảo đảm an toàn, hiệu quả của tàu trong thời gian tới;
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của cấp có thẩm quyền.
Theo đó, thuyền trưởng tàu thực hiện công tác thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện mệnh lệnh điều hành của cấp có thẩm quyền trong việc điều động tàu và phân công thuyền viên trên tàu thực hiện nhiệm vụ; chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho hoạt động của tàu; xây dựng kế hoạch hành trình theo nhiệm vụ được giao;
- Quy định chế độ trực ban, trực canh, trực ca khi tàu đi làm nhiệm vụ hoặc neo đậu và kiểm tra việc thực hiện các quy định trên;
- Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả máy, thiết bị và phương tiện được trang bị trên tàu;
- Định kỳ tiến hành kiểm tra toàn bộ tàu và trang thiết bị trên tàu; tổ chức giám sát, đôn đốc tiến độ sửa chữa và tổ chức nghiệm thu kỹ thuật, nhận bàn giao tàu sau khi được sửa chữa;
- Thuyền trưởng phải trực tiếp có mặt ở buồng lái, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho tàu và thuyền viên trong các tình huống: hành trình trong luồng lạch hẹp, điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, nơi có nhiều chướng ngại vật, nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao, cập tàu để kiểm tra hoặc trong các tình huống nguy hiểm khác;
- Quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu;
- Tham gia lập kế hoạch, dự trù mua sắm, cấp phát vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị trên tàu;
- Trường hợp bắt buộc phải bỏ tàu, thuyền trưởng phải tổ chức cho thuyền viên rời tàu mang theo tài liệu quan trọng. Thuyền trưởng phải là người rời tàu sau cùng, sau đó phải lập báo cáo chi tiết diễn biến xảy ra tai nạn và lập hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật để làm cơ sở cho việc giải quyết tai nạn;
- Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu; kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu, quản lý thuyền viên, an toàn, hiệu quả;
- Tham gia công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Khi phát hiện có tàu thuyền bị nạn, thuyền trưởng có nhiệm vụ nhanh chóng điều động tàu đến cứu nạn nếu việc cứu nạn không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và thuyền viên của mình;
- Báo cáo lãnh đạo cơ quan quản lý về tình hình hoạt động của tàu và thuyền viên sau mỗi đợt công tác; đề xuất phương án sử dụng tàu, bảo đảm an toàn, hiệu quả của tàu trong thời gian tới;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của cấp có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?