Chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng là gì? Những nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ được quy định thế nào?
Chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng là gì?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về mục tiêu và chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ như sau:
Mục tiêu và chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ
1. Hoạt động vì sự an toàn, hiệu quả của tổ chức tín dụng.
2. Rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Để thực hiện mục tiêu này, đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ được khuyến khích thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá trình xây dựng, cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với điều kiện không vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan quy định tại Thông tư này.
3. Phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng.
4. Đảm bảo an toàn bảo mật thông tin và hoạt động liên tục của hệ thống thông tin hoạt động nghiệp vụ.
5. Đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng, hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
Theo quy định trên, chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng là:
+ Phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng.
+ Đảm bảo an toàn bảo mật thông tin và hoạt động liên tục của hệ thống thông tin hoạt động nghiệp vụ.
+ Đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Những nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ được quy định thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ như sau:
Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
1. Tính độc lập: Tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ độc lập với đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng, cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ; tổ chức tín dụng phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào khi thực hiện việc báo cáo và đánh giá.
2. Tính khách quan: Bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến.
3. Tính chuyên nghiệp: Kiểm toán viên nội bộ phải là người có kiến thức, trình độ và kỹ năng kiểm toán nội bộ cần thiết, không kiêm nhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác của tổ chức tín dụng; có đủ kiến thức để xác định được các dấu hiệu gian lận, có kiến thức về rủi ro trong hoạt động ngân hàng và các biện pháp kiểm soát công nghệ thông tin để thực hiện công việc được giao. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có ít nhất một kiểm toán viên đủ kiến thức, trình độ, kỹ năng thực hiện kiểm soát công nghệ thông tin then chốt và kỹ thuật kiểm toán công nghệ cao.
Theo đó, những nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ bao gồm tính độc lập; tính khách quan; tính chuyên nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 9 nêu trên.
Việc đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN về đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ như sau:
Đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ
1. Tổ chức tín dụng phải có quy trình theo dõi và đánh giá chất lượng của công tác kiểm toán nội bộ. Tổ chức tín dụng phải tiến hành đánh giá nội bộ đối với hoạt động của kiểm toán nội bộ để đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.
Đánh giá nội bộ đối với hoạt động kiểm toán nội bộ là việc tự đánh giá lại hoạt động kiểm toán nội bộ vào cuối cuộc kiểm toán và việc tự đánh giá lại hằng năm về tổng thể hoạt động kiểm toán nội bộ do chính bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ.
2. Kết quả đánh giá nội bộ hằng năm phải được báo cáo cho Ban kiểm soát và được ghi nhận trong báo cáo kiểm toán nội bộ thường niên.
Như vậy, tổ chức tín dụng phải có quy trình theo dõi và đánh giá chất lượng của công tác kiểm toán nội bộ. Tổ chức tín dụng phải tiến hành đánh giá nội bộ đối với hoạt động của kiểm toán nội bộ để đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.
Và kết quả đánh giá nội bộ hằng năm phải được báo cáo cho Ban kiểm soát và được ghi nhận trong báo cáo kiểm toán nội bộ thường niên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?