Chức năng của Cục Đường bộ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam như thế nào?
Chức năng của Cục Đường bộ Việt Nam là gì?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về vị trí và chức năng của Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước (trừ chức năng giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam); tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
2. Cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
3. Cục Đường bộ Việt Nam có tên giao dịch bằng tiếng Anh: Department for Roads of Viet Nam (viết tắt là DRVN).
Cục Đường bộ Việt Nam có tên giao dịch bằng tiếng Anh là Department for Roads of Viet Nam (viết tắt là DRVN).
Là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng sau:
+ Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước (trừ chức năng giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam).
+ Tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Cục Đường bộ Việt Nam thì anh có thể tham khảo tại Điều 2 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022.
Chức năng của Cục Đường bộ Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Tổ chức - Hành chính.
2. Phòng Pháp chế - Thanh tra.
3. Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
4. Phòng Tài chính.
5. Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
6. Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.
7. Phòng Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế.
8. Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ.
9. Khu Quản lý đường bộ I.
10. Khu Quản lý đường bộ II.
11. Khu Quản lý đường bộ III.
12. Khu Quản lý đường bộ IV.
13. Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường bộ.
14. Trung tâm Kỹ thuật đường bộ.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này là đơn vị giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định tại khoản 13, khoản 14 Điều này là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục.
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 7 và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức quy định tại khoản 14 Điều này.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam như sau:
+ Phòng Tổ chức - Hành chính.
+ Phòng Pháp chế - Thanh tra.
+ Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
+ Phòng Tài chính.
+ Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
+ Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.
+ Phòng Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế.
+ Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ.
+ Khu Quản lý đường bộ I.
+ Khu Quản lý đường bộ II.
+ Khu Quản lý đường bộ III.
+ Khu Quản lý đường bộ IV.
+ Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường bộ.
+ Trung tâm Kỹ thuật đường bộ.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều 3 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022 là đơn vị giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Các tổ chức quy định tại khoản 13, khoản 14 Điều này là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục.
Lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Đường bộ Việt Nam có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.
2. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
Như vậy, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?