Chức năng của Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
- Chức năng của Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai quản lý và hoạt động theo chế độ nào?
- Trưởng phòng phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo có quyền tự tổ chức thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động của phòng không?
Chức năng của Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 316/QĐ-BHXH năm 2024 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là Phòng 2)
1. Vị trí và chức năng
Phòng 2 là đơn vị trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng tham mưu Chánh Thanh tra giúp Tổng Giám đốc: thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
...
Như vậy, chức năng của Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là tham mưu, giúp Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Đồng thời, theo điểm b khoản 2 Điều 2 Quyết định 316/QĐ-BHXH năm 2024 về nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo thì phòng sẽ tham mưu và giúp Chánh Thanh tra các công việc cụ thể:
- Trình Tổng Giám đốc xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền của Tổng Giám đốc;
- Giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Trình Tổng Giám đốc ban hành văn bản quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền của Chánh Thanh tra;
- Báo cáo kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định hoặc theo yêu cầu quản lý; chịu trách nhiệm về dữ liệu phần mềm nghiệp vụ được phân công, phân cấp quản lý, khai thác, sử dụng.
Chức năng của Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai quản lý và hoạt động theo chế độ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 316/QĐ-BHXH năm 2024 như sau:
Chế độ quản lý và điều hành
1. Các Phòng quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Quyết định này do Trưởng phòng quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng.
2. Viên chức thuộc Phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Chánh Thanh tra và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
3. Biên chế của các Phòng do Chánh Thanh tra quyết định trong tổng biên chế được giao của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Viên chức thuộc Phòng được tuyển dụng theo quy định hiện hành và làm việc theo Quy chế làm việc của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Như vậy, Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ do trưởng phòng quản lý và được điều hành theo chế độ thủ trưởng.
Trưởng phòng phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo có quyền tự tổ chức thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động của phòng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quyết định 316/QĐ-BHXH năm 2024 như sau:
Trách nhiệm của Trưởng phòng
...
5. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động của phòng; bảo đảm chế độ thông tin, báo cáo của phòng theo quy định.
6. Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của phòng; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong phòng; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước Tổng Giám đốc khi để xảy ra hành vi vi phạm.
...
Và theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 2 Quyết định 316/QĐ-BHXH năm 2024 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là Phòng 2)
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
...
d) Thực hiện các nhiệm vụ: nghiên cứu khoa học; cải cách hành chính; thi đua, khen thưởng; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; hợp tác quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
...
Như vậy, cải cách hành chính hoạt động của phòng là một trong những nhiệm vụ của Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc tổ chức thực hiện phải tuân theo các quy định pháp luật.
Trưởng phòng Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo không được quyền tự tổ chức thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động của phòng mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?