Chức năng của Vụ Thị trường trong nước là gì? Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước do ai bổ nhiệm?
Chức năng của Vụ Thị trường trong nước là gì?
Chức năng của Vụ Thị trường trong nước được quy định tại Điều 1 Quyết định 977/QĐ-BCT năm 2013 như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Thị trường trong nước là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về thương mại và thị trường trong nước (gồm thị trường hàng hóa và dịch vụ thương mại có liên quan) theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
Theo quy định trên, Vụ Thị trường trong nước có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về thương mại và thị trường trong nước (gồm thị trường hàng hóa và dịch vụ thương mại có liên quan) theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
Vụ Thị trường trong nước (Hình từ Internet)
Vụ Thị trường trong nước có những nhiệm vụ nào?
Nhiệm vụ của Vụ Thị trường trong nước được quy định tại Điều 2 Quyết định 977/QĐ-BCT năm 2013 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng để phê duyệt, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình, quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về thương mại, thị trường trong nước.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành:
a) Quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn phát triển các mô hình tổ chức thị trường; loại hình tổ chức phân phối hàng hóa và dịch vụ thương mại có liên quan; kết cấu hạ tầng thương mại theo vùng lãnh thổ, địa phương, ngành, nhóm hoặc mặt hàng theo phân công của Bộ trưởng;
b) Quy định về phương thức giao dịch và loại hình kinh doanh thương mại hiện đại (nhượng quyền thương mại, sở giao dịch hàng hóa, sàn đấu giá hàng hóa, trung tâm logistics, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua truyền hình, qua phát thanh...) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
c) Quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện; về điều kiện kinh doanh hàng hóa, các mặt hàng: thuốc lá, rượu, xăng dầu, khí đốt các loại theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng;
d) Quy định về quản lý hoạt động phân phối hàng hóa của thương nhân, doanh nghiệp hoạt động thương mại tại thị trường trong nước (loại hình tổ chức phân phối hàng hóa và dịch vụ phân phối hàng hóa, thương mại có liên quan); phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa, xăng dầu, khí đốt các loại, rượu, thuốc lá; quy định về dự trữ lưu thông xăng dầu, khí đốt các loại theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng;
đ) Quy định về quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thương mại và các mặt hàng rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng và các sản phẩm thực phẩm khác lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Bộ trưởng tổ chức triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, tổng kết, đánh giá việc thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình, quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật, quy định quản lý về thương mại, thị trường trong nước sau khi được phê duyệt, ban hành.
4. Giúp Bộ trưởng thẩm định, chấp thuận, cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật:
- Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Thành lập Sở giao dịch hàng hóa, phê chuẩn Điều lệ hoạt động Sở giao dịch hàng hóa;
- Chấp thuận về quyền phân phối và lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất tại Việt Nam của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật;
- Các loại giấy phép, giấy chứng nhận kinh doanh thương mại khác theo phân công của Bộ trưởng.
5. Giúp Bộ trưởng tổ chức công tác điều tiết lưu thông hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm, bình ổn và thúc đẩy thị trường trong nước phát triển bền vững; thực hiện nhiệm vụ thường trực Tổ điều hành thị trường trong nước; nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường - giá cả hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu.
6. Giúp Bộ trưởng quản lý, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động và thực hiện pháp luật về thương mại và thị trường trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ đối với các thành phần kinh tế trên phạm vi cả nước.
7. Giúp Bộ trưởng hướng dẫn, quản lý hoạt động của các hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và thị trường trong nước theo quy định của pháp luật và tham gia hội nghề nghiệp khi được Bộ trưởng phân công.
8. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị trong Bộ thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, tổng hợp việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về thương mại và thị trường trong nước ở địa phương theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ.
9. Tham gia với các đơn vị trong Bộ trong công tác quản lý bán hàng đa cấp, phát triển hoạt động thương mại điện tử và xúc tiến thương mại trong nước.
10. Lập báo cáo (định kỳ, đột xuất), đánh giá tình hình hoạt động thương mại, thương nhân và thị trường trong nước.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Theo đó, Vụ Thị trường trong nước có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước do ai bổ nhiệm?
Người có quyền bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước được quy định tại Điều 3 Quyết định 977/QĐ-BCT năm 2013 như sau:
Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
1. Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
2. Vụ thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác của Vụ;
b) Phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức của Vụ;
c) Thừa lệnh Bộ trưởng ký một số văn bản để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của Vụ;
d) Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo quy chế làm việc của Bộ;
đ) Quyết định nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết và kiến nghị với Bộ trưởng về các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ của Vụ;
e) Ban hành các nội quy, quy định của Vụ, tổ chức thực hiện các quy định, quy chế của Bộ, Cơ quan Bộ, quản lý công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ.
3. Vụ được tổ chức các phòng:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Dự báo và Cân đối cung cầu hàng hóa;
c) Phòng Phát triển thương mại địa phương và vùng lãnh thổ;
d) Phòng Thương mại vật tư;
đ) Phòng Thương mại nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng;
e) Phòng Quản lý hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa.
Lãnh đạo Phòng có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng theo quy định.
Như vậy, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước do Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?