Chức vụ nào trong Công an nhân dân do Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm theo quy định mới nhất?
Chức vụ nào trong Công an nhân dân do Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm?
Thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ trong Công an nhân dân được quy định tại Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân
1. Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
4. Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Điều 98.
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
...
Căn cứ trên quy định Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.
Lưu ý: Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó.
Chức vụ nào trong Công an nhân dân do Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào trong Công an nhân dân thì có quyền điều động người giữ chức vụ đó đúng không?
Điều động sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được quy định tại Điều 28 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
Điều động sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
1. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền điều động người giữ chức vụ đó.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục tùng sự điều động của cấp có thẩm quyền.
Theo quy định nêu trên thì người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào trong Công an nhân dân thì có quyền điều động người giữ chức vụ đó.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục tùng sự điều động của cấp có thẩm quyền.
Các chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân được quy định thế nào?
Các chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
Chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Cục trưởng, Tư lệnh;
c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
e) Đại đội trưởng;
g) Trung đội trưởng;
h) Tiểu đội trưởng.
2. Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này và chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân gồm:
(i) Bộ trưởng Bộ Công an;
(ii) Cục trưởng, Tư lệnh;
(iii) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(iv) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
(v) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
(vi) Đại đội trưởng;
(vii) Trung đội trưởng;
(viii) Tiểu đội trưởng.
Lưu ý:
- Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm (ii), (iii), (iv), (v), (vi), (vii) và (viii) và chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
- Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?