Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về báo chí được cấp bởi cơ quan nào theo quy định?
- Người đứng đầu cơ quan báo chí có bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về báo chí không?
- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về báo chí được cấp bởi cơ quan nào theo quy định?
- Cơ quan chủ quản báo chí có phải thông báo về việc miễn nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí cho Bộ Thông tin và Truyền thông không?
Người đứng đầu cơ quan báo chí có bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về báo chí không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 về tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (Không bắt buộc đối với cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo).
3. Có trình độ lý luận chính trị cao cấp (Không bắt buộc đối với cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo).
4. Tốt nghiệp đại học trở lên. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về báo chí.
5. Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất 2 năm. Trường hợp đặc biệt, do cơ quan chỉ đạo báo chí xem xét, quyết định.
6. Có đầy đủ hồ sơ và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận (theo Phụ lục II, Quy định này).
7. Về độ tuổi bổ nhiệm
a) Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
b) Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên.
c) Lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc Điểm a, Điểm b, Khoản 7 Điều này, phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên và tuổi tối đa giữ chức vụ lãnh đạo không quá 65 tuổi đối với nữ và 67 tuổi đối với nam.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 thì lãnh đạo cơ quan báo chí bao gồm người đứng đầu; người được giao thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu; cấp phó của người đứng đầu.
Như vậy, người đứng đầu cơ quan báo chí bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về báo chí theo quy định.
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về báo chí được cấp bởi cơ quan nào theo quy định?
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về báo chí được cấp bởi cơ quan nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Hướng dẫn 116-HD/BTGTW năm 2023 thì Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về báo chí là chứng chỉ được cấp bởi cơ sở đào tạo giáo dục đại học công lập được phép đào tạo chuyên ngành báo chí; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông theo quy định.
Trong đó, cơ sở giáo dục đại học được định nghĩa tại khoản 1 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.
Cơ quan chủ quản báo chí có phải thông báo về việc miễn nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí cho Bộ Thông tin và Truyền thông không?
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Báo chí 2016 về Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí như sau:
Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí
1. Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí.
2. Cơ quan chủ quản báo chí có những quyền hạn sau đây:
a) Xác định loại hình báo chí, tôn chỉ, Mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của từng loại hình, từng loại sản phẩm báo chí, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của cơ quan báo chí;
b) Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí và gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí; khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan chủ quản báo chí có những nhiệm vụ sau đây:
a) Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động; tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí;
b) Bảo đảm nguồn kinh phí ban đầu và Điều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan báo chí;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan báo chí, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí không được kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc.
Như vậy, khi miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí thì cơ quan chủ quản báo chí phải gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?