Chứng chỉ chuyên môn về Chứng khoán là gì? Khóa học cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán gồm các khoá nào?
Chứng chỉ chuyên môn về Chứng khoán là gì?
Chứng chỉ chuyên môn về Chứng khoán được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 197/2015/TT-BTC thì chứng chỉ chuyên môn về Chứng khoán là văn bằng do Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, xác nhận người có tên trong chứng chỉ đạt yêu cầu trong các cuộc kiểm tra trình độ chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Chứng chỉ chuyên môn về Chứng khoán là gì? Khóa cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán gồm các khoá nào? (Hình từ Internet)
Khóa học cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán gồm các khoá nào?
Khóa học cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán gồm các khoá được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 197/2015/TT-BTC như sau:
Khóa học cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán
1. Các khóa học cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán bao gồm:
a) Khóa học Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Khóa học Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
c) Khóa học Phân tích và đầu tư chứng khoán;
d) Khóa học Môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán;
đ) Khóa học Tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành chứng khoán;
e) Khóa học Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;
g) Khóa học Quản lý quỹ và tài sản;
h) Khóa học Chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
2. Các khóa học quy định tại khoản 1 Điều này do Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc do các cơ sở đào tạo thuộc các trường đại học liên kết đào tạo với Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán tổ chức.
3. Các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán cấp cho học viên trong vòng mười lăm (15) ngày sau khi đạt yêu cầu trong các cuộc kiểm tra trình độ chuyên môn (bao gồm cả những thí sinh đã hoàn thành khóa học do các cơ sở đào tạo thuộc các trường đại học liên kết đào tạo với Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán tổ chức).
4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê chuẩn giáo trình và chương trình đào tạo các khóa học quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Những trường hợp được miễn tham gia các khóa học chuyên môn nhưng phải tham gia kiểm tra trình độ để được cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán:
a) Cá nhân có bằng cử nhân trở lên thuộc khối kinh tế, được miễn học khóa học Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Cá nhân có bằng cử nhân luật trở lên về kinh tế được miễn học khóa học Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Như vậy, theo quy định trên thì khóa học cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán gồm các khoá sau:
- Khóa học Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Khóa học Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Khóa học Phân tích và đầu tư chứng khoán;
-Khóa học Môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán;
- Khóa học Tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành chứng khoán;
- Khóa học Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;
- Khóa học Quản lý quỹ và tài sản;
- Khóa học Chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
Người dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán có cần phải có đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán không?
Người dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán có cần phải có đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 197/2015/TT-BTC như sau:
Điều kiện dự thi sát hạch
1. Người dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phải có đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc đã hoàn thành các khóa học cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc có các văn bằng được phép miễn chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đăng ký dự thi sát hạch theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Người nước ngoài có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài hoặc tài liệu tương đương chứng minh đang được phép hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ chuyên môn về thị trường chứng khoán thì chỉ cần thi sát hạch phần pháp luật về chứng khoán của Việt Nam.
3. Người dự thi sát hạch phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi sát hạch theo quy định tại Điều 12 Thông tư này và nộp đủ lệ phí dự thi sát hạch theo quy định.
Theo quy định trên thì người dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phải có đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán; hoặc đã hoàn thành các khóa học cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán;
Hoặc có các văn bằng được phép miễn chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đăng ký dự thi sát hạch theo quy định.
Cho nên người dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ nếu có các văn bằng được phép miễn chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đăng ký dự thi sát hạch theo quy định hoặc đã hoàn thành các khóa học cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán thì không cần phải có đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?