Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ phục hồi di tích hết hạn sau 5 năm thì phải làm sao? Gia hạn chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ phục hồi di tích hết hạn sau 5 năm như thế nào?
- Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích là gì?
- Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ phục hồi di tích hết hạn sau 5 năm thì phải làm sao?
- Hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ phục hồi di tích gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ phục hồi di tích được quy định như thế nào?
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích là gì?
Theo Điều 9 Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích như sau:
Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích (sau đây gọi chung là Chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân khi đáp ứng các điều kiện đối với từng trường hợp cụ thể sau:
- Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích:
+ Có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng;
+ Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích:
+ Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng;
+ Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích:
+ Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng;
+ Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích:
+ Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình;
+ Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ phục hồi di tích hết hạn sau 5 năm thì phải làm sao?
Theo Điều 12 Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định về Cấp lại chứng chỉ hành nghề như sau:
“Điều 12. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bổ sung nội dung hành nghề;
b) Hết hạn sử dụng;
c) Bị mất hoặc bị hỏng.
[...]”
Theo đó, hết hạn sử dụng chứng chỉ hành nghề thuộc trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề.
Hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ phục hồi di tích gồm những gì?
Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17 Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định về việc cấp lại giấy chứng nhận hành nghề như sau:
[...]
2. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề:
a) Tổ chức nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề đã được cấp đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề hoặc Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng;
Trường hợp bổ sung nội dung hành nghề đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận hành nghề đã cấp, phải gửi kèm theo hồ sơ các bản sao quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
[...]”
Như vậy, Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề đã được cấp đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề hoặc Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng;
Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ phục hồi di tích được quy định như thế nào?
Theo Điều 17 Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định về việc cấp lại giấy chứng nhận hành nghề như sau:
- Giấy chứng nhận hành nghề được cấp lại trong các trường hợp như cấp lại Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
- Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề:
+ Tổ chức nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề đã được cấp đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề hoặc Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng;
Trường hợp bổ sung nội dung hành nghề đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận hành nghề đã cấp, phải gửi kèm theo hồ sơ các bản sao quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
+ Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề, thời hạn cấp được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.
- Nội dung và thời hạn của Giấy chứng nhận hành nghề cấp lại được ghi như quy định đối với Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?