Chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ có giá trị sử dụng khi nào? Khi chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị mất thì phải thông báo với ai?
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ có giá trị sử dụng khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 216 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý, giám sát người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán
...
2. Nguyên tắc hành nghề chứng khoán:
a) Người có chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán;
b) Người có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
c) Người có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
d) Chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ có giá trị sử dụng khi người được cấp chứng chỉ làm việc tại một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán và được công ty đó thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
đ) Người có 01 trong 03 loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại điểm a, b, c khoản này và có chứng chỉ chuyên môn chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh được thực hiện nghiệp vụ tương ứng với chứng chỉ đang nắm giữ liên quan đến chứng khoán phái sinh tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
...
Như vậy, theo quy định, chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ có giá trị sử dụng khi người được cấp chứng chỉ làm việc tại một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán và được công ty đó thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ có giá trị sử dụng khi nào? (Hình từ Internet)
Khi chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị mất thì người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phải thông báo với ai?
Căn cứ khoản 4 Điều 216 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý, giám sát người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán
...
3. Người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo Mẫu số 86 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam hoặc mở tài khoản giao dịch chứng khoán.
4. Người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phải thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau khi chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị mất, phát hiện bị mất hoặc thay đổi các thông tin xác nhận nhân thân trong chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo Mẫu số 86 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trách nhiệm của tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán, người đại diện theo pháp luật của tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán
a) Bố trí, sử dụng người hành nghề chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán mà người đó được cấp;
b) Giám sát người hành nghề chứng khoán bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về chứng khoán;
...
Như vậy, theo quy định, khi chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị mất thì người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phải thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm các loại nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 97 Luật Chứng khoán 2019 quy định về chứng chỉ hành nghề chứng khoán như sau:
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán
1. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm các loại sau đây:
a) Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán;
b) Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;
c) Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.
2. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;
b) Có trình độ từ đại học trở lên;
c) Có trình độ chuyên môn về chứng khoán;
d) Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp. Người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc những người đã hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài phải đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định, chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm các loại sau đây:
(1) Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán;
(2) Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;
(3) Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?