Chứng chỉ quỹ có được xem là tài sản không? Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán lần đầu ra công chúng tối thiểu là bao nhiêu?
- Chứng chỉ quỹ có được xem là tài sản không?
- Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán lần đầu ra công chúng tối thiểu là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng gồm những gì?
- Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng phải có chữ ký của những ai?
Chứng chỉ quỹ có được xem là tài sản không?
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định về chứng khoán như sau:
Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
Đồng thời theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.
Theo quy định trên, chứng chỉ quỹ là một trong những loại chứng khoán, và chứng khoán là tài sản. Do đó, chứng chỉ quỹ được xem là tài sản.
Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán lần đầu ra công chúng tối thiểu là bao nhiêu?
Quy định điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng tại khoản 5 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 như sau:
Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
...
5. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng bao gồm:
a) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu là 50 tỷ đồng;
b) Có phương án phát hành và phương án đầu tư vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật này;
c) Phải được giám sát bởi ngân hàng giám sát theo quy định của Luật này;
d) Chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng phải được niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán, trừ trường hợp chào bán chứng chỉ quỹ mở.
...
Theo quy định trên, chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán lần đầu ra công chúng phải có tổng giá trị tối thiểu là 50 tỷ đồng.
Chứng chỉ quỹ (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng gồm những gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 18 Luật Chứng khoán 2019, hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng gồm những tài liệu sau:
(1) Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.
(2) Bản cáo bạch.
(3) Dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.
(4) Hợp đồng nguyên tắc về việc giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; hợp đồng nguyên tắc về việc phân phối; hợp đồng nguyên tắc ký với các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan (nếu có).
(5) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
Lưu ý: Các thông tin trong hồ sơ phải chính xác, trung thực, không gây hiểu nhầm và có đầy đủ những nội dung quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định của nhà đầu tư.
Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng phải có chữ ký của những ai?
Người ký tên vào Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng được quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Chứng khoán 2019 như sau:
Bản cáo bạch
...
3. Chữ ký trong Bản cáo bạch thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của những người sau đây: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Tổng giám đốc (Giám đốc); Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành; người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính (nếu có). Trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền;
b) Đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của những người sau đây: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có). Trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền.
...
Như vậy, Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng phải có chữ ký của những cá nhân sau:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty.
- Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
- Người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có).
Lưu ý: Trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền.
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Chứng khoán 2019, Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng phải gồm những nội dung sau:
- Loại hình và quy mô quỹ đầu tư chứng khoán.
- Mục tiêu đầu tư, chiến lược đầu tư, phương pháp và quy trình đầu tư, hạn chế đầu tư, các yếu tố rủi ro của quỹ đầu tư chứng khoán.
- Tóm tắt các nội dung cơ bản của dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.
- Phương án phát hành chứng chỉ quỹ và các thông tin hướng dẫn tham gia đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán.
- Thông tin tóm tắt về công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát và quy định về giao dịch với người có liên quan của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát.
- Thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?