Chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy bao gồm những nội dung gì?

Việc bảo trì, sửa chữa thang máy cần tuân thủ những quy định nào? Tôi thấy cứ định kỳ trong chung cư nơi tôi sống lại tiến hành bảo dưỡng thang máy. Vậy hoạt động này gồm những công việc gì? Ngoài ra, chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy gồm những nội dung gì?

Công tác bảo trì thang máy bao gồm những hoạt động nào?

Các hoạt động bảo trì thang máy được quy định tại tiểu mục 1.3.14 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy, cụ thể bao gồm những hoạt động sau:
"1.3.14 Hoạt động bảo trì thang máy
Tất cả các hoạt động cần thiết để đảm bảo tính an toàn, chức năng đã định của thang và các bộ phận của thang sau khi hoàn tất quá trình lắp đặt và trong suốt quá trình hoạt động.
Công tác bảo trì thang máy bao gồm các hoạt động:
a) Bôi trơn, làm sạch...;
b) Kiểm tra, bảo dưỡng;
c) Thiết lập và hiệu chỉnh;
d) Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị mòn hoặc hoặc hư hỏng mà không làm ảnh hưởng đến đặc tính kỹ thuật của thang máy (nếu có)."

Việc bảo trì, sửa chữa thang máy cần tuân thủ những quy định nào?

Việc bảo trì, sửa chữa thang máy cần tuân thủ những quy định nào?

Việc bảo trì, sửa chữa thang máy cần tuân thủ những quy định nào? (Nguồn ảnh: Internet)

Đối với việc lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy, tiểu mục 3.5 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy có quy định cụ thể như sau:

"3.5. Yêu cầu đối với việc lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy
3.5.1 Thang máy trong quá trình sử dụng phải được bảo trì định kỳ ít nhất 03 (ba) tháng một lần. Đối với các thang máy được lắp đặt tại các căn hộ chung cư, các tòa nhà văn phòng, tòa nhà trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất, khu vực công cộng (như sân bay, nhà ga...) thì thời hạn bảo trì định kỳ ít nhất 01 (một) tháng một lần.
3.5.2 Trách nhiệm của các đơn vị lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy:
3.5.2.1 Phải có sổ phân công, theo dõi việc lắp đặt, bảo trì (trong đó thể hiện được tên người chịu trách nhiệm, nội dung công việc, thời gian thực hiện);
3.5.2.2 Phải bố trí người am hiểu về nguyên lý cấu tạo của thang máy, được huấn luyện về an toàn lao động và nắm bắt được các kỹ năng để thực hiện các công việc liên quan đến việc lắp đặt, bảo trì và sửa chữa thang máy.
3.5.2.3 Phải tuân thủ các quy định tại quy chuẩn này và đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy.
3.5.2.4 Phải đặt các biển cảnh báo, biển chỉ dẫn hoặc rào chắn để ngăn ngừa những người không có thẩm quyền tiếp cận vào khu vực đang thực hiện công việc lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng hoặc sửa chữa thang máy.
3.5.2.5 Ghi chép về những nội dung kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì vào lý lịch của thang máy.
3.5.3 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý thang máy:
3.5.3.1 Tổ chức, cá nhân quản lý thang máy phải đảm bảo rằng thang máy phải được kiểm định, bảo trì định kỳ theo quy định tại mục 3.3 và mục 3.5.1 của quy chuẩn này và phải đảm bảo các điều kiện an toàn trước khi đưa thang máy vào hoạt động.
3.5.3.2 Phối hợp với đơn vị lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa trong việc cung cấp thông tin, các hồ sơ, tài liệu, các điều kiện để đơn vị lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thực hiện.
3.5.3.3 Lưu các hồ sơ, biên bản liên quan đến kết quả của công việc bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện, bộ phận của thang máy."

Chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy gồm những nội dung gì?

Căn cứ tiểu mục 1.3.17 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy, bộ phận an toàn của thang máy gồm:

"1.3.7 Bộ phận/thiết bị an toàn
Bộ phận/thiết bị được cung cấp để đáp ứng một chức năng an toàn nào đó khi được sử dụng.
Các bộ phận an toàn của thang máy, gồm có:
- Thiết bị khóa cửa cửa tầng và khóa cửa cabin (nếu có);
- Bộ hãm an toàn;
- Hệ thống phanh của dẫn động;
- Bộ khống chế vượt tốc;
- Bộ giảm chấn;
- Van ngắt/van một chiều."

Theo đó, nội dung chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy được quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy bao gồm:

"3.2. Nội dung chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy
3.2.1 Việc đánh giá chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy phải bao gồm các nội dung sau:
3.2.1.1 Kiểm tra về các hồ sơ thiết kế, lý lịch thang máy.
3.2.1.2 Thực hiện kiểm tra/thử nghiệm các bộ phận/thiết bị an toàn của thang máy được nêu tại mục 1.3.7 của quy chuẩn này theo các yêu cầu quy định tại mục 5 của TCVN 6396-50:2017.
3.2.2. Phương thức chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy áp dụng theo phương thức 5, phương thức 7 hoặc phương thức 8 (được quy định tại phụ lục II của Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.2.3 Trên giấy chứng nhận hợp quy phải thể hiện được các thông tin về thang máy, bao gồm:
- Mã hiệu;
- Số chế tạo;
- Nhà chế tạo;
- Xuất xứ;
- Năm sản xuất;
- Đặc trưng kỹ thuật (Loại thang, tải trọng, vận tốc định mức, số điểm dừng, số lượng người cho phép trong thang máy);
- Kết luận về sự phù hợp thiết kế của thiết kế thang máy hoặc các các bộ phận an toàn của thang máy phù hợp với các yêu cầu quy định tại quy chuẩn này."

Như vậy, pháp luật hiện hành quy định những nội dung liên quan đến an toàn lao động đối với thang máy nói chung và yêu cầu cụ thể đối với hoạt động bảo trì, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thang máy nói riêng.

Đồng thời, cũng có quy định về an toàn của thang máy và các bộ phận an toàn thang máy khi được đánh giá chứng nhận hợp quy.

Thang máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5866:1995 Yêu cầu đối với bộ khống chế vận tốc cabin đối trọng như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5867:2009 yêu cầu an toàn về cabin đối với các loại thang máy dẫn động bằng điện ra sao?
Pháp luật
Thang máy chở người cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung nào để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng?
Pháp luật
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường cho thang máy được thực hiện trong trường hợp nào? Điều kiện để tiến hành kiểm định là gì?
Pháp luật
Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy định kỳ bao nhiêu năm một lần? Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch liên quan đến thang máy được kiểm định thế nào?
Pháp luật
Trong kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thì kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang máy được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài được thực hiện theo các nội dung gì?
Pháp luật
Thang máy được sản xuất, lưu thông trên thị trường và trong sử dụng cần đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể nào?
Pháp luật
Chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Thang máy gồm những bộ phận an toàn nào? Khi thực hiện bảo trì thang máy thì cụ thể cần thực hiện những hoạt động gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thang máy
5,519 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thang máy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thang máy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào