Chứng nhận sản phẩm là việc thế nào? Các mục tiêu cơ bản của chứng nhận sản phẩm cần đạt được là gì?
Chứng nhận sản phẩm là việc thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17067:2015 (ISO/IEC 17067:2013) về Đánh giá sự phù hợp - Nguyên tắc cơ bản trong chứng nhận sản phẩm và hướng dẫn về chương trình chứng nhận sản phẩm được hiểu như sau:
- Chứng nhận sản phẩm là việc cung cấp đánh giá và xác nhận của bên thứ ba độc lập về sự đáp ứng các yêu cầu quy định đã được chứng minh. Việc chứng nhận sản phẩm do các tổ chức chứng nhận tuân thủ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 (IEC/ISO 17065: 2012) tiến hành. Yêu cầu quy định đối với sản phẩm thưởng được nêu trong tiêu chuẩn hoặc các tài liệu quy định khác.
- Chứng nhận sản phẩm là hoạt động đánh giá sự phù hợp được thiết lập nhằm mang lại lòng tin cho người tiêu dùng, cơ quan quản lý, ngành công nghiệp và các bên quan tâm khác rằng sản phẩm phù hợp với các yêu cầu xác định, bao gồm, ví dụ như tính năng, sự an toàn, khả năng vận hành tương tác và tính bền vững của sản phẩm.
- Chứng nhận sản phẩm có thể tạo thuận lợi cho thương mại, tiếp cận thị trường, cạnh tranh công bằng và sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm trên phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
Chứng nhận sản phẩm là việc thế nào? (Hình từ Internet)
Các mục tiêu cơ bản của chứng nhận sản phẩm cần đạt được là gì?
Về mục tiêu của chứng nhận sản phẩm thực hiện theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17067:2015 (ISO/IEC 17067:2013) thì:
- Các mục tiêu cơ bản của chứng nhận sản phẩm là:
+ Giải quyết nhu cầu của người tiêu dùng, người sử dụng và rộng hơn là tất cả các bên quan tâm thông qua việc mang lại sự tin tưởng về việc đáp ứng các yêu cầu quy định.
+ Cho phép các nhà cung ứng chứng tỏ với thị trường rằng sản phẩm của họ đã được một bên thứ ba độc lập xác nhận đáp ứng các yêu cầu quy định.
- Chứng nhận sản phẩm cần mang lại;
+ Sự tin tưởng cho những người quan tâm tới việc đáp ứng các yêu cầu,
+ Giá trị đủ để nhà cung ứng có thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách có hiệu lực.
Chương trình chứng nhận sản phẩm cần áp dụng cách tiếp cận theo chức năng gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5.1.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17067:2015 (ISO/IEC 17067:2013), quy định:
Chương trình chứng nhận sản phẩm
5.1 Cơ sở
5.1.1 Chương trình chứng nhận sản phẩm cần áp dụng cách tiếp cận theo chức năng mô tả trong Phụ lục A của TCVN ISO/IEC17000:2007. Các chức năng gồm:
- lựa chọn, bao gồm các hoạt động hoạch định và chuẩn bị để thu thập hoặc tạo lập mọi thông tin, đầu vào cần thiết cho chức năng xác định tiếp theo.
- xác định, bao gồm các hoạt động đánh giá sự phù hợp như thử nghiệm, đo lường, giám định, đánh giá thiết kế, đánh giá dịch vụ và quá trình, đánh giá để cung cấp thông tin và các yêu cầu của sản phẩm làm đầu vào cho chức năng xem xét và xác nhận.
- xem xét, nghĩa là kiểm tra xác nhận sự phù hợp, thỏa đáng và hiệu lực của các hoạt động lựa chọn, xác định cũng như các kết quả của các hoạt động này liên quan tới việc đáp ứng các yêu cầu quy định (xem ISO/IEC 17000:2007, 5.1);
- quyết định về chứng nhận
- xác nhận, nghĩa là ban hành tuyên bố về sự phù hợp, dựa trên quyết định sau khi xem xét, rằng các yêu cầu quy định được chứng tỏ là hoàn toàn đáp ứng (xem ISO/IEC 17000:2007, 5.2);
- Giám sát (khi cần), nghĩa là sự tương tác mang tính hệ thống của hoạt động đánh giá sự phù hợp làm cơ sở cho việc duy trì hiệu lực của tuyên bố về sự phù hợp (xem ISO/IEC17000:2007, 6.1).
CHÚ THÍCH 1: Thông tin thêm về các chức năng này được nêu trong TCVN ISO/IEC17000.
CHÚ THÍCH 2: Trong TCVN ISO/IEC17065, các chức năng “lựa chọn” và “xác định” được kết hợp thành “xem xét đánh giá”.
CHÚ THÍCH 3: Trong TCVN ISO/IEC17065, chức năng “xác nhận” liên quan đến điều về “tài liệu chứng nhận” (xem TCVN ISO/IEC17065:2013, 7.7).
Theo đó chương trình chứng nhận sản phẩm cần áp dụng cách tiếp cận theo chức năng gồm: Lựa chọn, xác định, xem xét, quyết định, giám sát.
Chương trình chứng nhận sản phẩm được xây dựng thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17067:2015 (ISO/IEC 17067:2013) thì chương trình chứng nhận sản phẩm được xây dựng như sau:
Xây dựng chương trình chứng nhận sản phẩm
6.4.1 Các chương trình chứng nhận sản phẩm có thể được xây dựng với những mục đích khác nhau. Các mục đích này có thể bao gồm các chương trình được xây dựng bởi cơ quan quản lý nhằm đạt được yêu cầu về sức khỏe, an toàn hay các kết quả về môi trường. Các chương trình khác có thể nhằm mục đích trợ giúp khách hàng và người tiêu dùng phân định các sản phẩm trên thị trường và ra quyết định mua đúng đắn.
6.4.2 Dù với mục đích nào, chủ chương trình cũng cần hiểu các điều kiện giả định, các ảnh hưởng và các hệ quả có liên quan trong việc thiết lập, triển khai và duy trì chương trình trên một cách liên tục.
6.4.3 Khi xây dựng một chương trình, chủ chương trình cần hiểu rõ các mục tiêu của chương trình, các điều kiện giả định được xem là cần thiết hoặc việc chấp nhận chương trình. Để hỗ trợ điều này, chủ chương trình cần nhận biết các bên liên quan, khai thác quan điểm và sự tham gia của họ vào xây dựng chương trình.
6.4.4 Trước khi xây dựng nội dung cụ thể của một chương trình (xem 6.5), các bên liên quan cần thống nhất những nguyên tắc cơ bản của chương trình. Các nguyên tắc cơ bản đó có thể gồm:
- xác nhận quyền sở hữu;
- xác nhận cơ chế điều hành và ra quyết định, cơ chế này có thể có hoặc không có sự tham gia trực tiếp của các bên liên quan;
- xác nhận các hoạt động cơ bản và mô hình tài chính; và
- đưa ra phác thảo cho việc theo dõi và xem xét định kỳ chương trình.
6.4.5 Khi đã được xây dựng, chủ chương trình cần đảm bảo rằng thông tin về chương trình được công khai nhằm đảm bảo tính minh bạch, thấu hiểu và được chấp nhận. Chủ chương trình cần đảm bảo rằng chương trình sẽ được xem xét thường xuyên, bao gồm cả việc xác định rằng nó hoàn toàn đáp ứng các mục tiêu, theo quá trình mà trong đó có sự tham gia của các bên liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?