Chứng quyền kiểu châu Âu là gì? Chứng quyền kiểu châu Âu chào báo lần đầu ra công chúng phải có các nội dung nào?
Chứng quyền kiểu châu Âu là gì?
Chứng quyền kiểu châu Âu được giải thích tại khoản 9 Điều 2 Thông tư 107/2016/TT-BTC thì chứng quyền kiểu châu Âu là chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền chỉ được thực hiện quyền tại ngày đáo hạn.
Chứng quyền kiểu châu Âu là gì? Chứng quyền kiểu châu Âu chào báo ra công chúng phải có các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Tên chứng quyền kiểu châu Âu được quy định như thế nào?
Tên chứng quyền kiểu châu Âu được quy định tại Điều 3 Thông tư 107/2016/TT-BTC như sau:
Quy định chung
1. Tên của chứng quyền không được trùng lặp hoặc gây hiểu nhầm với các loại chứng khoán khác đã phát hành, được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và kí hiệu, phát âm được và có ít nhất bốn thành tố sau đây:
a) Cụm từ “chứng quyền” kèm theo tên viết tắt của chứng khoán cơ sở và tên viết tắt của tổ chức phát hành;
b) Tên viết tắt của chứng quyền mua hoặc chứng quyền bán;
c) Tên viết tắt của thực hiện quyền kiểu châu Âu hoặc thực hiện quyền kiểu Mỹ;
d) Tên viết tắt của phương thức thanh toán bằng tiền hoặc chuyển giao chứng khoán cơ sở.
2. Tổ chức phát hành chỉ được chào bán chứng quyền dựa trên chứng khoán cơ sở là chứng khoán trong danh sách chứng khoán đáp ứng điều kiện chào bán chứng quyền. Chứng khoán cơ sở của chứng quyền phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam đáp ứng tiêu chí về mức vốn hóa thị trường, mức độ thanh khoản, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở và các tiêu chí khác theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; chứng chỉ quỹ ETF niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam; chỉ số chứng khoán do Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam xây dựng hoặc phối hợp xây dựng và quản lý cùng tổ chức quốc tế sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
b) Không đang trong tình trạng bị cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, tạm ngừng giao dịch, không trong diện hủy niêm yết theo quy chế của Sở Giao dịch chứng khoán.
3. Tổ chức phát hành không được chào bán chứng quyền dựa trên cổ phiếu của chính tổ chức phát hành và chứng khoán của tổ chức là người có liên quan của tổ chức phát hành theo quy định tại Luật Chứng khoán.
Như vậy, theo quy định trên thì tên chứng quyền kiểu châu Âu được quy định như sau:
- Tên của chứng quyền không được trùng lặp hoặc gây hiểu nhầm với các loại chứng khoán khác đã phát hành, được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và kí hiệu, phát âm được và tên viết tắt của thực hiện quyền kiểu châu Âu.
Chứng quyền kiểu châu Âu chào báo lần đầu ra công chúng phải có các nội dung nào?
Chứng quyền kiểu châu Âu chào báo lần đầu ra công chúng phải có các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 107/2016/TT-BTC như sau:
Hồ sơ, thủ tục đăng ký chào bán chứng quyền
1. Công ty chứng khoán đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 21 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP được đăng ký chào bán chứng quyền.
2. Chứng quyền đăng ký chào bán lần đầu ra công chúng phải bao gồm các nội dung sau:
a) Kiểu chứng quyền, loại chứng quyền (mua hoặc bán) và phương thức thực hiện chứng quyền;
b) Thông tin về chứng khoán cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này;
c) Thời hạn của chứng quyền tính từ ngày chào bán đến ngày đáo hạn tối thiểu là 03 tháng và tối đa là 02 năm;
d) Giá thực hiện (chỉ số thực hiện), giá đăng ký chào bán, tỷ lệ chuyển đổi, hệ số nhân (trường hợp chứng quyền dựa trên chỉ số chứng khoán) thực hiện theo quy chế của Sở Giao dịch chứng khoán;
đ) Số lượng chứng quyền đăng ký chào bán tối thiểu là 1.000.000 đơn vị và là bội số của 10;
e) Hạn mức chào bán đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
3. Tổ chức phát hành chỉ được thực hiện đợt chào bán bổ sung khi số lượng chứng quyền đang lưu hành với các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này vượt quá 80% số lượng chứng quyền đã phát hành và thời gian đến ngày đáo hạn lớn hơn 30 ngày. Các thông tin của chứng quyền chào bán bổ sung phải giống với chứng quyền của đợt chào bán lần đầu và thông tin điều chỉnh chứng quyền theo quy định tại Điều 10 Thông tư này (nếu có), ngoại trừ khối lượng chào bán và giá chào bán.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chứng quyền kiểu châu Âu chào báo lần đầu ra công chúng phải có các nội dung sau:
- Kiểu chứng quyền châu Âu, loại chứng quyền (mua hoặc bán) và phương thức thực hiện chứng quyền;
- Thông tin về chứng khoán cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này;
- Thời hạn của chứng quyền tính từ ngày chào bán đến ngày đáo hạn tối thiểu là 03 tháng và tối đa là 02 năm;
- Giá thực hiện (chỉ số thực hiện), giá đăng ký chào bán, tỷ lệ chuyển đổi, hệ số nhân (trường hợp chứng quyền dựa trên chỉ số chứng khoán) thực hiện theo quy chế của Sở Giao dịch chứng khoán;
- Số lượng chứng quyền đăng ký chào bán tối thiểu là 1.000.000 đơn vị và là bội số của 10;
- Hạn mức chào bán đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?