Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vẫn được cơ quan hải quan chấp nhận khi có những lỗi sai nào?

Anh có tìm hiểu thì được biết là trong một vài trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có lỗi sai nhưng vẫn được cơ quan hải quan chấp nhận. Vậy cho anh hỏi đó là những trường hợp nào? Câu hỏi của anh P từ Đồng Tháp.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vẫn được cơ quan hải quan chấp nhận khi có những lỗi sai nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC thì cơ quan hải quan vẫn chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp có sai sót nhỏ hoặc khác biệt nhỏ giữa nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan nếu những sai sót, khác biệt này phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu, cụ thể là:

(1) Lỗi chính tả hoặc đánh máy không làm thay đổi nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

(2) Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”;

(3) Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chữ ký mẫu;

(4) Khác biệt về đơn vị đo lường trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (như tờ khai hải quan, hóa đơn, vận tải đơn);

(5) Sự khác biệt giữa khổ giấy của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan với mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định;

(6) Sự khác biệt về màu mực của các nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

(7) Sự khác về mã số hàng hóa: phù hợp ở phân nhóm 6 số nhưng khác biệt ở cấp độ 8 số;

(8) Sự khác biệt về tên và số chuyến do thay đổi phương tiện vận chuyển;

(9) Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác;

(10) Các khác biệt nhỏ khác theo thỏa thuận tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được Tổng cục Hải quan thông báo.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vẫn được cơ quan hải quan chấp nhận khi có những lỗi sai nào?

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vẫn được cơ quan hải quan chấp nhận khi có những lỗi sai nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nào?

Cơ sở kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Hải quan 2014 như sau:

Xác định xuất xứ hàng hóa
...
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu:
a) Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ chứng nhận xuất xứ, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành hoặc do người sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tự chứng nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước sản xuất hàng hóa theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ có giá trị pháp lý để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu được thông quan theo quy định tại Điều 37 của Luật này nhưng không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Số thuế chính thức phải nộp căn cứ vào kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục, thẩm quyền, thời hạn xác định xuất xứ hàng hóa.

Như vậy, theo quy định, cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở:

- Nội dung khai của người khai hải quan,

- Chứng từ chứng nhận xuất xứ,

- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan,

- Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa.

Lưu ý: Trong trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan có quyền tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước sản xuất hàng hóa theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ có giá trị pháp lý để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.

Cơ quan hải quan được từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp nào?

Theo Điều 14 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định thì cơ quan hải quan có quyền từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau:

(1) Người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn theo quy định tại Điều 12 Thông tư 33/2023/TT-BTC.

(2) Hàng hóa nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu thông báo về việc hủy chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của nước xuất khẩu.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khi nào mã HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khác với mã HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu mà vẫn hợp lệ?
Pháp luật
Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng có được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu không?
Pháp luật
Xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi có thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ?
Pháp luật
Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
Pháp luật
Có được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan không?
Pháp luật
Hướng dẫn cách khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan?
Pháp luật
Xe ô tô nhập khẩu không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan là những loại xe nào?
Pháp luật
Mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và các chứng từ khác có sự khác nhau thì cơ quan hải quan có chấp nhận?
Pháp luật
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vẫn được cơ quan hải quan chấp nhận khi có những lỗi sai nào?
Pháp luật
Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được xác định ra sao theo Thông tư 33/2023/TT-BTC?
Pháp luật
Có được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo UKVFTA đối với hàng hóa có trị giá trên 200 USD không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
871 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào