Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc khi đảm bảo giữ nguyên vẹn thông tin từ lần khởi tạo đầu hay không?
Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại bao gồm những loại nào?
Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
"3. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại (dưới đây gọi tắt là chứng từ điện tử) là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng.
Chứng từ điện tử trong Nghị định này không bao gồm hối phiếu, lệnh phiếu, vận đơn, hóa đơn gửi hàng, phiếu xuất nhập kho hay bất cứ chứng từ có thể chuyển nhượng nào cho phép bên nắm giữ chứng từ hoặc bên thụ hưởng được quyền nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc được trả một khoản tiền."
Có thể thấy trong giao dịch thương mại, chứng từ điện tử là tổng hợp những hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng và không bao gồm một số loại chứng từ nhất định theo quy định của pháp luật.
Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc khi đảm bảo giữ nguyên vẹn thông tin từ lần khởi tạo đầu đúng không?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện sau:
- Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử;
- Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Để làm rõ cho điều kiện trên, khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2021/NĐ-CP có quy định:
"2. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị chứng từ điện tử.
3. Tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy là khi một trong những biện pháp sau được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trao đổi và sử dụng chứng từ điện tử:
a) Ký chứng từ điện tử bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp;
b) Lưu trữ chứng từ điện tử tại hệ thống của một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử mà các bên thỏa thuận lựa chọn;
c) Có sự bảo đảm từ phía thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng cho việc khởi tạo, gửi và lưu trữ chứng từ điện tử về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử trong quá trình gửi và lưu trữ trên hệ thống;
d) Biện pháp khác mà các bên thống nhất lựa chọn."
Dựa vào những quy định trên, có thể thấy chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại ngoài việc đảm bảo về tính toàn vẹn thông tin, tức giữ thông tin được đầy đủ và chưa bị thay đổi thì còn phải đáp ứng tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy, cụ thể theo quy định trên..
Trường hợp phát sinh lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử đối với các giao dịch thương mại được xử lý như sau:
"Điều 14. Lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử
1. Trường hợp một người mắc phải lỗi nhập thông tin trong một chứng từ điện tử được sử dụng để trao đổi với hệ thống thông tin tự động của bên khác nhưng hệ thống thông tin tự động này không hỗ trợ cho người đó sửa lại lỗi thì người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại diện có quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi nếu đáp ứng hai điều kiện sau:
a) Ngay khi biết có lỗi, người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại diện thông báo cho bên kia về lỗi và nêu rõ đã mắc phải lỗi trong chứng từ điện tử này;
b) Người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại diện vẫn chưa sử dụng hoặc có được bất kỳ lợi ích vật chất hay giá trị nào từ hàng hóa, dịch vụ nhận được từ bên kia.
2. Quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi không ảnh hưởng tới trách nhiệm giải quyết hậu quả các lỗi phát sinh ngoài những quy định tại Khoản 1 Điều này."
Căn cứ quy định trên, đối với trường hợp phát sinh lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử khi sử dụng để trao đổi với hệ thống thông tin tự động của bên khác, nếu hệ thống thông tin tự động không hỗ trợ cho người mắc lỗi sửa lại lỗi thì chính người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại diện có quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi nếu đáp ứng hai điều kiện luật định.
Như vậy, chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý nếu đáp ứng đầy đủ 2 điều kiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp mắc lỗi nhập thông tin, pháp luật quy định cụ thể cách xử lý, quyền và nghĩa vụ liên quan để các bên có thể áp dụng giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?