Chứng từ kế toán lưu ở bộ phận kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự có bắt buộc phải là bản chính hay không?
- Chứng từ kế toán lưu ở bộ phận kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự có bắt buộc phải là bản chính hay không?
- Cơ quan Thi hành án dân sự mở sổ kế toán như thế nào? Hành vi nào bị cấm theo quy định về sổ kế toán của cơ quan Thi hành án dân sự?
- Xử lý vi phạm trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự như thế nào?
Chứng từ kế toán lưu ở bộ phận kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự có bắt buộc phải là bản chính hay không?
Tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 78/2020/TT-BTC quy định như sau:
Quy định về chứng từ kế toán
...
3. Chứng từ kế toán sao chụp
a) Chứng từ kế toán lưu ở bộ phận kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự phải là bản chính, trừ trường hợp chứng từ liên quan đến các khoản chi cưỡng chế thi hành án, chi cho hoạt động thừa phát lại và hoạt động khác do ngân sách bảo đảm theo quy định của pháp luật thì kế toán dự toán của đơn vị lưu giữ bản chính. Căn cứ chứng từ gốc, đơn vị thực hiện việc sao chụp thêm 01 bản để phục vụ hạch toán kế toán nghiệp vụ thi hành án.
Ngoài ra trường hợp chứng từ chỉ có 01 bản chính mà phải lưu ở hồ sơ kế toán nghiệp vụ thi hành án và hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên, thì kế toán nghiệp vụ thi hành án lưu giữ bản chính, hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên lưu bản sao chụp.
b) Chứng từ sao chụp phải được chụp từ bản chính. Trên chứng từ kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận của Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền. Bản chứng từ sao chụp trong các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này có giá trị và thực hiện lưu giữ như bản chính.
...
Theo quy định trên không phải mọi trường hợp chứng từ kế toán lưu ở bộ phận kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự đều phải là bản chính.
Trường hợp chứng từ liên quan đến các khoản chi cưỡng chế thi hành án, chi cho hoạt động thừa phát lại và hoạt động khác do ngân sách bảo đảm theo quy định của pháp luật thì kế toán dự toán của đơn vị sẽ lưu giữ bản chính.
Căn cứ chứng từ gốc, đơn vị thực hiện việc sao chụp thêm 01 bản để phục vụ hạch toán kế toán nghiệp vụ thi hành án.
Kế toán nghiệp vụ (Hình từ Internet)
Cơ quan Thi hành án dân sự mở sổ kế toán như thế nào? Hành vi nào bị cấm theo quy định về sổ kế toán của cơ quan Thi hành án dân sự?
Tại Điều 11 Thông tư 78/2020/TT-BTC quy định về việc cơ quan Thi hành án dân sự mở sổ kế toán như sau:
Quy định về sổ kế toán
1. Các cơ quan Thi hành án dân sự phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống hóa và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự.
2. Các loại sổ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự
a) Mỗi đơn vị chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ kế toán.
b) Sổ kế toán tổng hợp:
- Sổ Nhật ký dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian.
- Sổ Cái dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Số liệu trên Sổ Cái phản ánh một cách tổng quát tình hình thu, chi liên quan đến hoạt động thi hành án; tình hình quản lý các loại tài sản thi hành án, tiền quỹ phát sinh trong quá trình thi hành án.
c) Sổ, thẻ kế toán chi tiết:
Dùng để ghi chép chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ Cái chưa phản ánh chi tiết được, nhằm cung cấp các số liệu chi tiết về tình hình thu, chi tiền, tài sản thi hành án theo từng quyết định thi hành án đến khi kết thúc vụ việc thi hành án.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng đối tượng kế toán riêng biệt, đơn vị được phép bổ sung các chỉ tiêu (cột, hàng) trên sổ, thẻ kế toán chi tiết để phục vụ lập báo cáo nghiệp vụ thi hành án dân sự và báo cáo tài chính theo yêu cầu quản lý.
3. Nghiêm cấm để ngoài sổ sách kế toán bất kỳ một khoản thu, chi, hay tài sản, tiền quỹ, công nợ, vật chứng liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự.
4. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, các văn bản có liên quan và quy định tại Thông tư này.
5. Danh mục sổ kế toán, mẫu sổ kế toán, giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, cơ quan Thi hành án dân sự phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống hóa và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự.
Theo quy định về sổ kế toán của cơ quan Thi hành án dân sự thì nghiêm cấm để ngoài sổ sách kế toán bất kỳ một khoản thu, chi, hay tài sản, tiền quỹ, công nợ, vật chứng liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự.
Xử lý vi phạm trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự như thế nào?
Theo Điều 16 Thông tư 7/2020/TT-BTC quy định về xử lý vi phạm như sau:
Xử lý vi phạm
1. Mọi hành vi vi phạm Luật Kế toán và các quy định trong Thông tư này, tuỳ theo tính chất, nội dung và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
2. Nếu hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?