Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài có bắt buộc phải dịch toàn bộ ra tiếng Việt khi sử dụng để ghi sổ kế toán tại NHNN không?
- Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài là gì?
- Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài có bắt buộc phải dịch toàn bộ ra tiếng Việt khi sử dụng để ghi sổ kế toán tại Ngân hàng Nhà nước không?
- Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc dịch chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt để ghi sổ kế toán tại đơn vị?
Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài là gì?
Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 38/2013/TT-NHNN như sau:
Chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài là chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, phát sinh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và được sử dụng chữ viết bằng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán.
Như vậy, theo quy định trên thì chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài là chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, phát sinh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và được sử dụng chữ viết bằng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài (Hình từ Internet)
Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài có bắt buộc phải dịch toàn bộ ra tiếng Việt khi sử dụng để ghi sổ kế toán tại Ngân hàng Nhà nước không?
Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài có bắt buộc phải dịch toàn bộ ra tiếng Việt khi sử dụng để ghi sổ kế toán tại Ngân hàng Nhà nước không, thì theo quy định tại Điều 4 Thông tư 38/2013/TT-NHNN như sau:
Dịch chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt để ghi sổ kế toán
1. Các chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài phát sinh nhiều lần và có nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính giống nhau phải dịch sang tiếng Việt đối với bản chứng từ đầu hoặc mẫu chứng từ (nếu có), từ bản sau trở đi thì chỉ bắt buộc dịch sang tiếng Việt các nội dung chủ yếu của chứng từ theo quy định của Luật Kế toán về nội dung chứng từ.
2. Các chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ ra tiếng Việt.
3. Trang đầu tiên của bản dịch phải được ghi rõ chữ "BẢN DỊCH" vào chỗ trống phía trên bên phải. Nếu bản dịch có từ hai trang trở lên thì phải đánh số trang theo thứ tự. Tất cả các trang của bản gốc và bản dịch phải đóng dấu giáp lai giữa các tờ. Bản dịch chứng từ ra tiếng Việt tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải đính kèm với bản gốc chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài và phải đóng dấu giáp lai giữa các tờ của cả bản dịch và bản gốc. Bản dịch mẫu phải được lưu trữ trên tập chứng từ gốc phát sinh trong một ngày giao dịch.
4. Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có thể tự dịch hoặc thuê tổ chức, cá nhân dịch chứng từ, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác giữa bản dịch và chứng từ gốc. Người dịch chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải là người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch.
5. Trường hợp thuê dịch, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phải xây dựng Quy chế quy định về việc dịch chứng từ, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân dịch chứng từ, mức thù lao dịch thuật theo cơ chế tài chính của Ngân hàng Nhà nước, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, ban hành trước khi thực hiện.
Như vậy, thì các chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài phát sinh nhiều lần và có nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính giống nhau phải dịch sang tiếng Việt đối với bản chứng từ đầu hoặc mẫu chứng từ (nếu có),
Từ bản sau trở đi thì chỉ bắt buộc dịch sang tiếng Việt các nội dung chủ yếu của chứng từ theo quy định của Luật Kế toán về nội dung chứng từ.
Các chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài không thuộc trường hợp được nêu trên thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ ra tiếng Việt.
Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc dịch chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt để ghi sổ kế toán tại đơn vị?
Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc dịch chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt để ghi sổ kế toán tại đơn vị, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 38/2013/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm thực hiện
1. Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước:
a) Tổ chức thực hiện dịch chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt để ghi sổ kế toán tại đơn vị, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Tổ chức thực hiện lưu trữ, hủy và tiêu hủy chứng từ điện tử theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này, Phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn tổ chức thực hiện của Cục Công nghệ tin học thực hiện kiểm soát chứng từ điện tử đảm bảo sự chính xác, khớp đúng và đầy đủ trước khi đưa vào lưu trữ; chịu trách nhiệm về các rủi ro đối với chứng từ điện tử lưu trữ do nguyên nhân chủ quan gây ra.
…
Theo đó, trong việc dịch chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt để ghi sổ kế toán thì đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện dịch chứng từ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?