Chuồng nuôi cá sấu nước ngọt trưởng thành với mục đích thương mại phải có diện tích tối thiểu là bao nhiêu?
Chuồng nuôi cá sấu nước ngọt là nơi như thế nào?
Chuồng nuôi cá sấu nước ngọt được quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13648:2023 về Chuồng nuôi cá sấu nước ngọt - Yêu cầu kỹ thuật như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:
2.1
Cá sấu non (Crocodile hatchling)
Cá sấu mới nở đến dưới 6 tháng tuổi.
2.2
Chuồng nuôi (Enclosure)
Nơi nuôi, nhốt cá sấu nước ngọt được giới hạn bởi hàng rào bao quanh chuồng nuôi. Chuồng nuôi gồm các hạng mục chính như mái che (nếu có), bể nước, sân phơi nắng, hàng rào bao quanh. Chuồng nuôi nhốt cá sấu được thiết kế, xây dựng và duy trì an toàn, thoải mái hoạt động cho cá sấu.
2.3
Hàng rào chuồng nuôi (Fence)
Hàng rào có cấu trúc thẳng đứng bằng tường rắn, hoặc lưới kim loại hoặc kết hợp tường rắn và lưới kim loại bao quanh chuồng nuôi để giữ cá sấu nước ngọt trong chuồng nuôi và ngăn chặn cá sấu nước ngọt tiếp xúc với bên ngoài khu vực chuồng nuôi.
2.4
Nơi trú ẩn (Shelter)
Nơi được thiết lập bảo vệ mỗi cá thể cá sấu tránh các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và cực đoan như gió, bão, mưa, nắng và nhiệt độ.
Như vậy, chuồng nuôi cá sấu nước ngọt là nơi nuôi, nhốt cá sấu nước ngọt được giới hạn bởi hàng rào bao quanh chuồng nuôi.
Chuồng nuôi gồm các hạng mục chính như mái che (nếu có), bể nước, sân phơi nắng, hàng rào bao quanh.
Chuồng nuôi nhốt cá sấu được thiết kế, xây dựng và duy trì an toàn, thoải mái hoạt động cho cá sấu.
Chuồng nuôi cá sấu nước ngọt là nơi như thế nào? (Hình từ Internet)
Cửa chuồng nuôi cá sấu nước ngọt phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào?
Căn cứ tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13648:2023 về Chuồng nuôi cá sấu nước ngọt - Yêu cầu kỹ thuật quy định, cửa chuồng nuôi cá sấu nước ngọt phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật sau đây:
- Cửa chuồng được thiết kế để để có thể đóng, mở trong mọi trường hợp, thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng và không bị cản chở trong việc mở và đóng.
Cửa có thể khóa được ở cả vị trí mở và đóng.
Các khóa cửa phải chắc chắn và tiếp cận được từ trong và ngoài chuồng nuôi.
- Cửa chuồng nuôi được thiết kế mở vào phía trong chuồng đảm bảo chắc chắn, ngăn chặn cá sấu trốn thoát.
- Cửa ra vào được thiết kế cho phép người chăm sóc nhìn thấy các khu vực chuồng trong mọi trường hợp khi đóng, mở.
Cửa phải được đặt cách xa mép nước, có lối đi thông thoáng và đủ rộng để di chuyển cá sấu, người chăm sóc và thiết bị qua đó một cách an toàn.
- Đối với cửa khí nén hoặc thủy lực, áp suất khí nén hoặc thủy lực đủ để giữ cửa ở vị trí mở.
Tuy nhiên, khóa cơ được sử dụng để khóa cửa ở vị trí đóng.
Sử dụng dầu lạc hoặc các loại dầu thực phẩm khác cho hệ thống cửa thủy lực để ngăn ngừa rủi ro cho cá sấu trong trường hợp rò rỉ.
- Không khuyến khích sử dụng cửa sập do có nguy cơ gây thương tích cho cá sấu.
Nếu sử dụng cửa sập cần có hệ thống dự phòng để ngăn cửa rơi tự do khi bị lỗi cơ khí hoặc lỗi của người vận hành.
Chuồng nuôi cá sấu nước ngọt trưởng thành với mục đích thương mại phải có diện tích tối thiểu là bao nhiêu?
Chuồng nuôi cá sấu nước ngọt trưởng thành được quy định tại tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13648:2023 về Chuồng nuôi cá sấu nước ngọt - Yêu cầu kỹ thuật như sau:
Yêu cầu cụ thể cho chuồng nuôi cá sấu với mục đích thương mại
Chuồng nuôi cá sấu nước ngọt với mục đích thương mại cần đáp ứng các yêu cầu nêu tại Điều 4 và các yêu cầu sau:
...
6.2 Chuồng nuôi cá sấu trưởng thành
6.2.1 Diện tích tối thiểu cho 2 cá thể cá sấu là 1,5 x 1,5 lần chiều dài tối đa của cá thể cá sấu trưởng thành. Tùy thuộc vào số lượng cá sấu được nuôi trong chuồng mà tăng diện tích chuồng phù hợp. Mật độ cá sấu thay đổi theo kích thước và thiết kế chuồng, nhưng nên có khoảng từ 2 đến 4 cá thể (có chiều dài ngắn hơn 1,0 m)/m2 (từ 0,5 m2 đến 0,25 m2 chuồng/cá thể) và từ 1 đến 2 cá thể (có chiều dài từ 1,0 m đến 2,0 m)/m2 (từ 1,0 m2 đến 0,5 m2 chuồng/cá thể).
6.2.2 Diện tích bể nước chiếm 50 % diện tích chuồng, có thể tăng lên 60% diện tích chuồng nếu nuôi cá sấu cho mục đích lấy da.
6.2.3 Độ sâu bể nước tối thiểu 0,6 m.
6.3 Chuồng nuôi cá sấu bố mẹ
6.3.1 Bể nước sâu tối thiểu 0,9 m đến 1,5 m tùy thuộc và kích thước cá sấu bố mẹ. Trong bể nước nên thiết kế cấu trúc bê tông hoặc gạch xây dạng chữ X, chữ thập hoặc so le như Hình 1 cao tối thiểu 0,2 m so với mặt nước để cặp cá sấu bố mẹ giao phối không ảnh hưởng đến các cá thể khác trong chuồng; diện tích bể nước khoảng 50 % diện tích chuồng nuôi.
...
Như vậy, theo quy định, chuồng nuôi cá sấu nước ngọt trưởng thành với mục đích thương mại phải có diện tích tối thiểu cho 2 cá thể cá sấu là 1,5 x 1,5 lần chiều dài tối đa của cá thể cá sấu trưởng thành.
Tùy thuộc vào số lượng cá sấu được nuôi trong chuồng mà tăng diện tích chuồng phù hợp.
Mật độ cá sấu thay đổi theo kích thước và thiết kế chuồng, nhưng nên có khoảng từ 2 đến 4 cá thể (có chiều dài ngắn hơn 1,0 m)/m2 (từ 0,5 m2 đến 0,25 m2 chuồng/cá thể) và từ 1 đến 2 cá thể (có chiều dài từ 1,0 m đến 2,0 m)/m2 (từ 1,0 m2 đến 0,5 m2 chuồng/cá thể).
Diện tích bể nước chiếm 50 % diện tích chuồng, có thể tăng lên 60% diện tích chuồng nếu nuôi cá sấu cho mục đích lấy da.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?