Chương trình bồi dưỡng cho nhà giáo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải được thẩm định bởi cơ quan nào?
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng có trách nhiệm như thế nào đối với nội dung chương trình bồi dưỡng nhà giáo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Chương trình bồi dưỡng cho nhà giáo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải được thẩm định bởi cơ quan nào?
- Thành viên của Hội đồng thẩm định chương trình bồi dưỡng nhà giáo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm những ai, có nhiệm vụ thế nào?
Cơ sở tổ chức bồi dưỡng có trách nhiệm như thế nào đối với nội dung chương trình bồi dưỡng nhà giáo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của cơ sở tổ chức bồi dưỡng như sau:
Trách nhiệm của cơ sở tổ chức bồi dưỡng
1. Cơ sở tổ chức bồi dưỡng cho nhà giáo phải đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu của từng loại hình, nội dung bồi dưỡng và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức thực hiện.
2. Cơ sở tổ chức bồi dưỡng cho nhà giáo phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; quản lý quá trình học tập, đánh giá và công nhận kết quả học tập của người học; báo cáo kết quả bồi dưỡng, cấp chứng chỉ cho người học theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp).
Theo đó, đối với nội dung bồi dưỡng đối với nhà giáo của cơ sở giáo dục nghiệp thì cơ sở tổ chức bồi dưỡng cho nhà giáo phải đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu của từng loại hình, nội dung bồi dưỡng.
Tại Điều 7 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH quy định về yêu cầu đối với nội dung chương trình bồi dưỡng như sau:
- Thể hiện được mục tiêu bồi dưỡng; quy định kiến thức, kỹ năng của người học sau khi hoàn thành khóa học; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng; cách thức đánh giá kết quả học tập sau khi hoàn thành khóa học;
- Đảm bảo tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; đảm bảo việc liên thông giữa các chương trình bồi dưỡng;
- Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Chương trình bồi dưỡng cho nhà giáo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải được thẩm định bởi cơ quan nào?
Thẩm định chương trình bồi dưỡng cho nhà giáo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP) thì các loại chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý phải được thẩm định trước khi ban hành.
Tại Điều 8 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình bồi dưỡng như sau:
- Thành lập Ban chủ nhiệm để xây dựng đề cương tổng hợp, thiết kế chương trình tổng quát, biên soạn chương trình chi tiết.
Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của các thành viên Ban chủ nhiệm được quy định cụ thể theo từng chương trình bồi dưỡng.
- Thành lập Hội đồng thẩm định để nghiệm thu chương trình bồi dưỡng.
Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của các thành viên Hội đồng thẩm định được quy định cụ thể tùy theo từng chương trình bồi dưỡng.
- Kết quả nghiệm thu chương trình của Hội đồng thẩm định là căn cứ để xem xét ban hành chương trình bồi dưỡng.
Như vậy, việc thẩm định, nghiệm thu chương trình bồi dưỡng được thực hiện bởi Hội đồng thẩm định chương trình bồi dưỡng.
Thành viên của Hội đồng thẩm định chương trình bồi dưỡng nhà giáo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm những ai, có nhiệm vụ thế nào?
Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 22 Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì Hội đồng thẩm định chương trình bồi dưỡng nhà giáo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 05 hoặc 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng, 02 ủy viên kiêm phản biện và các ủy viên khác.
Các thành viên Hội đồng phải là những nhà quản lý, khoa học có kinh nghiệm, uy tín, trình độ chuyên môn phù hợp và không phải là những người trực tiếp biên soạn chương trình, tài liệu được thẩm định.
Tại Điều 23 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của thành viên Hội đồng thẩm định như sau:
* Chủ tịch Hội đồng:
- Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng;
- Tổ chức thẩm định chương trình, tài liệu theo đúng yêu cầu, thời gian quy định;
- Phân công nhiệm vụ cho các ủy viên Hội đồng;
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng.
* Thư ký Hội đồng:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng;
- Ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng;
- Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
* Ủy viên Hội đồng:
- Nghiên cứu, chuẩn bị bản nhận xét, đánh giá chương trình, tài liệu;
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp thẩm định.
Trong trường hợp không tham dự được phải gửi Thư ký Hội đồng bản nhận xét, đánh giá của mình trước ngày tổ chức cuộc họp thẩm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?