Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đáp ứng được những yêu cầu gì? Nội dung nào phải có trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp?
Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đáp ứng được những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thì chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
- Trong chương trình đào tạo, tên nghề phải được xác định cụ thể và có trong danh mục nghề, công việc của ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn hoặc có trong danh mục nghề thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành;
- Nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo đạt được mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp, cụ thể:
+ Nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động;
+ Tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
+ Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
- Nội dung chương trình đào tạo phải quy định về khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp đối với từng nghề đào tạo và phù hợp với khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
- Chương trình đào tạo phải xác định được số lượng và thời lượng của từng mô - đun, tín chỉ tương ứng với phương thức đào tạo; thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập;
- Chương trình đào tạo bảo đảm tính khoa học, chính xác, tính hệ thống, thực tiễn và phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ; linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động. Sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu;
- Phân bổ thời gian chương trình và trình tự thực hiện các mô - đun, tín chỉ để thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp có hiệu quả;
- Quy định được yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, đội ngũ giáo viên để triển khai thực hiện chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng;
- Đưa ra được phương pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt chuẩn đầu ra của các mô - đun, tín chỉ và của chương trình đào tạo;
- Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
Đào tạo trình độ sơ cấp (Hình từ Internet)
Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đảm bảo có những nội dung nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH, nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau:
- Tên nghề đào tạo; mã nghề;
- Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào;
- Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo;
- Danh mục số lượng, thời lượng các mô - đun, tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm;
- Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô - đun, tín chỉ; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học.
- Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp;
- Phương pháp và thang điểm đánh giá;
- Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.
Thời gian hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH, quy định về thời gian hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp như sau:
Thời gian hoạt động đào tạo
1. Thời gian hoạt động đào tạo tùy theo yêu cầu, tính chất của nghề đào tạo và tình hình thực tế của cơ sở đào tạo sơ cấp, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể thời gian hoạt động đào tạo của cơ sở mình.
2. Đơn vị thời gian của hoạt động đào tạo
a) Thời gian khóa học được tính theo năm học, tháng học và tuần.
b) Một giờ học thực hành hoặc học theo mô - đun, tín chỉ là 60 phút, được tính bằng một giờ chuẩn. Một giờ học lý thuyết là 45 phút, được tính bằng một giờ chuẩn.
c) Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô - đun, tín chỉ không quá 8 giờ chuẩn. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ chuẩn.
d) Một tuần học theo mô - đun, tín chỉ hoặc thực hành không quá 40 (bốn mươi) giờ chuẩn. Một tuần học lý thuyết không quá 30 (ba mươi) giờ chuẩn.
3. Tùy theo số lượng người học, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo sơ cấp, người phụ trách đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày đối với từng lớp.
Theo đó, tùy theo yêu cầu, tính chất của nghề đào tạo và tình hình thực tế của cơ sở đào tạo sơ cấp, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp sẽ quy định cụ thể thời gian hoạt động đào tạo của cơ sở mình và phải đảm bảo được các yêu cầu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?