Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên?

Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới là gì? Đối tượng tham gia đào tạo sơ cấp lý luận chính trị gồm có ai?

Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định 54-QĐ/TW năm 1999 thì chương trình học tập bắt buộc của đảng viên bao gồm:

(1) Đảng viên trong thời gian dự bị phải học xong chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới.

Đảng viên chính thức tuỳ theo yêu cầu trách nhiệm và trình độ lý luận chính trị đã được đào tạo để lựa chọn chương trình học tập phù hợp, cụ thể như sau :

- Đảng viên ở cơ sở học xong chương trình lý luận chính trị sơ cấp tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, và phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị. Đảng viên là cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước phải có trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh đã ban hành. Đối với cán bộ, công chức chưa phải là đảng viên, việc học tập lý luận chính trị thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh công chức. Đảng viên là người dân tộc thiểu số và đảng viên ở vùng sâu, vùng xa có trình độ văn hoá thấp, học chương trình lý luận chính trị sơ cấp được biên soạn riêng.

- Đảng viên trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội học tập các chương trình lý luận chính trị nêu trong bản quy định này theo sự chỉ đạo của các đảng uỷ khối nơi sinh hoạt.

- Đảng viên trong các lực lượng vũ trang học tập các chương trình lý luận chính trị nêu trong bản quy định này, theo sự chỉ đạo của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương.

- Đảng viên đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức tham gia học tập các nghị quyết của Đảng ở tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên cư trú được cấp uỷ định kỳ thông báo tình hình thời sự, chính sách trong nước và thế giới.

- Đảng viên có trình độ lý luận chính trị trung cấp hoặc đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng học các chương trình lý luận chuyên đề về kinh tế, văn hoá, xã hội... phù hợp với yêu cầu công tác.

- Đảng viên có trình độ lý luận cao cấp, đại học chính trị trở lên có kế hoạch tự học theo hướng dẫn của cơ quan phụ trách.

(2) Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở, phải học xong chương trình trung học chính trị tại trường chính trị tỉnh, thành phố.

(3) Đảng viên là bí thư chi bộ và đảng uỷ viên, chi uỷ viên cơ sở học chương trình lý luận chính trị, nghiệp vụ quy định cho cấp uỷ cơ sở tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

(4) Đảng viên là công chức ngạch chuyên viên, là chuyên viên chính phải học xong chương trình trung cấp về lý luận chính trị, chuyên viên cao cấp phải học xong chương trình lý luận chính trị cao cấp.

(5) Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, quận và cán bộ lãnh đạo một số ban, ngành cấp tỉnh, một số doanh nghiệp.... (có quy định riêng) phải học xong chương trình lý luận chính trị cao cấp tại Phân viện thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

(6) Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, thành, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành Trung ương, uỷ viên thường vụ các đoàn thể Trung ương, ban giám đốc các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn của nhà nước... (có quy định riêng) phải học xong chương trình lý luận chính trị cao cấp tại Trung tâm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

(7) Tất cả đảng viên và cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải học tập quán triệt các nghị quyết của Đại hội Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương thông qua các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị do Bộ Chính trị quy định cụ thể cho từng năm.

(8) Thống nhất tên gọi các cấp chương trình lý luận chính trị được sử dụng trong hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của Đảng là : sơ cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị (hoặc trung học chính trị), cao cấp lý luận chính trị (hoặc cử nhân chính trị). Đối với các chương trình khác tương đương với 3 cấp chương trình này sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên?

Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên? (hình từ internet)

Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới là gì?

Căn cứ theo Phần 1 Hướng dẫn 60-HD/BTGTW năm 2022 thì mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới là:

(1) Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, góp phần xây dựng đội ngũ đảng viên có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực, phong cách làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

(2) Mục tiêu cụ thể

- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cốt lõi về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng của Đảng; nội dung cơ bản về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội;

+ Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; đường lối phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam; tăng cường quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN;

+ Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng và công tác xây dựng đảng ở cơ sở; vấn đề xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh và nhiệm vụ của người đảng viên.

- Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng vào thực tiễn công tác và trong cuộc sống;

+ Có ý thức, thái độ xây dựng kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Chủ động, tự giác và có trách nhiệm trong công việc; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tham gia bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đối tượng tham gia đào tạo sơ cấp lý luận chính trị gồm có ai?

Căn cứ theo Điều 4 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:

Sơ cấp lý luận chính trị
1. Đối tượng
a) Đảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.
b) Công chức cấp xã (trừ trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã).
c) Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung.
2. Tiêu chuẩn
Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

Như vậy, đối tượng tham gia đào tạo sơ cấp lý luận chính trị gồm có:

- Đảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.

- Công chức cấp xã (trừ trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã).

- Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung.

Đào tạo lý luận chính trị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn 172 2024 thực hiện công tác lý luận chính trị năm 2025 thế nào? Hướng dẫn công tác giáo dục lý luận chính trị năm 2025?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị mới nhất? Đào tạo lý luận chính trị gồm có mấy cấp theo quy định?
Pháp luật
Cơ sở đào tạo lý luận chính trị bồi dưỡng quản lý nhà nước của hợp tác xã có được hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực không?
Pháp luật
Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên?
Pháp luật
03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
Pháp luật
Đối tượng nào được học chương trình sơ cấp lý luận chính trị? Ai có quyền mở lớp chương trình sơ cấp lý luận chính trị?
Pháp luật
Chính trị học là gì? Đào tạo lý luận chính trị bao gồm mấy cấp? Muốn tham gia lớp đào tạo Trung cấp lý luận chính trị cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Hướng dẫn 121-HD/BTGTW 2023 hướng dẫn thực hiện công tác lý luận chính trị năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Giáo viên trường công lập đi học lớp trung cấp lý luận chính trị thì có được thanh toán tiền thừa giờ không?
Pháp luật
Mẫu Bằng Sơ cấp lý luận chính trị mới nhất hiện nay như thế nào? Cơ quan nào tổ chức đào tạo Sơ cấp lý luận chính trị?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đào tạo lý luận chính trị
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
188 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo lý luận chính trị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đào tạo lý luận chính trị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào