Chương trình khuyến công quốc gia là gì? Kinh phí khuyến công quốc gia được hình thành từ các nguồn kinh phí nào?
Chương trình khuyến công quốc gia là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2012/NĐ-CP về chương trình khuyến công quốc gia như sau:
Chương trình khuyến công quốc gia là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt động khuyến công quốc gia và địa phương trong từng giai đoạn (thường là 05 năm) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm mục tiêu khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, lao động ở các địa phương.
Theo Điều 3 Nghị định 45/2012/NĐ-CP quy định về mục tiêu của hoạt động khuyến công như sau:
Mục tiêu của hoạt động khuyến công
1. Động viên và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
2. Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới.
3. Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người.
4. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo quy định trên, chương trình khuyến công quốc gia là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt động khuyến công quốc gia và địa phương trong từng giai đoạn (thường là 05 năm) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chương trình này nhằm mục tiêu khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, lao động ở các địa phương.
Khuyến công quốc gia (Hình từ Internet)
Kinh phí khuyến công quốc gia được hình thành từ các nguồn kinh phí nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 45/2012/NĐ-CP về nguồn kinh phí khuyến công quốc gia như sau:
Kinh phí khuyến công quốc gia
1. Kinh phí khuyến công quốc gia được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch.
b) Tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
c) Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, kinh phí khuyến công quốc gia được hình thành từ các nguồn kinh phí sau:
+ Ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch.
+ Tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Kinh phí khuyến công quốc gia được sử dụng cho những mục đích nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 45/2012/NĐ-CP về mục đích sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia như sau:
Kinh phí khuyến công quốc gia
...
2. Kinh phí khuyến công quốc gia được sử dụng cho mục đích sau:
a) Chi cho hoạt động khuyến công quốc gia theo các nội dung quy định tại Điều 4 Nghị định này.
b) Các khoản chi khác phục vụ hoạt động khuyến công quốc gia.
Theo Điều 4 Nghị định 45/2012/NĐ-CP quy định về nội dung hoạt động khuyến công như sau:
Nội dung hoạt động khuyến công
1. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động. Hình thức đào tạo nghề, truyền nghề chủ yếu là ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành.
2. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hỗ trợ khởi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn.
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn.
4. Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác.
...
Như vậy, kinh phí khuyến công quốc gia được sử dụng cho những khoản chi để thực hiện nội dung hoạt động khuyến công được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Đồng thời kinh phí khuyến công quốc gia còn được sử dung cho các khoản chi khác phục vụ hoạt động khuyến công quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?