Chương trình môn học Giáo dục thể chất của các trường trung học cơ sở sẽ do Hiệu trưởng ban hành đúng không?
- Chương trình môn học Giáo dục thể chất của các trường trung học cơ sở sẽ do Hiệu trưởng ban hành đúng không?
- Môn học Giáo dục thể chất của các trường trung học cơ sở là môn học bắt buộc hay môn học tự chọn?
- Giáo viên thể dục, thể thao trong các trường trung học cơ sở cần đáp ứng những điều kiện nào?
Chương trình môn học Giáo dục thể chất của các trường trung học cơ sở sẽ do Hiệu trưởng ban hành đúng không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 11/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Chương trình môn học Giáo dục thể chất
1. Chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non, thể hiện mục tiêu giáo dục thể chất; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục thể chất, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, cách thức đánh giá kết quả thực hiện môn học Giáo dục thể chất ở mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.
2. Thẩm quyền ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất
a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non;
b) Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường, trong đó có chương trình môn học Giáo dục thể chất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Hiệu trưởng các trường cao đẳng và trường trung cấp chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường, trong đó có chương trình môn học Giáo dục thể chất theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương.
Theo đó, chương trình môn học Giáo dục thể chất của các trường trung học cơ sở sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chứ không phải Hiệu trưởng trường.
Giáo dục thể chất (Hình từ Internet)
Môn học Giáo dục thể chất của các trường trung học cơ sở là môn học bắt buộc hay môn học tự chọn?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 11/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí, mục tiêu giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường
1. Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
2. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của học sinh, sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao.
Theo đó, môn học Giáo dục thể chất của các trường trung học cơ sở là môn học bắt buộc nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Giáo viên thể dục, thể thao trong các trường trung học cơ sở cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 11/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao
1. Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao phải bảo đảm tiêu chuẩn và trình độ đào tạo của nhà giáo theo quy định tại Điều 70 và Điều 77 của Luật Giáo dục.
...
Theo quy định trên thì giảng viên thể dục, thể thao của các trường trung học cơ sở phải bảo đảm tiêu chuẩn và trình độ đào tạo của nhà giáo tại Điều 70 và Điều 77 Luật Giáo dục 2005, tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực và các nội dung này được quy định mới tại Điều 67 và Điều 72 Luật Giáo dục 2019 như sau:
- Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên trường trung học cơ sở. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?